Hướng dẫn cách đào Bitcoin cho người mới? (Những điều cần phải biết)

Bitcoin nổi lên như một hình thức đầu tư siêu lợi nhuận trên toàn thế giới trong thời gian qua. Tính từ thời điểm đầu 2019 đến giai đoạn ATH (Mức giá đỉnh) vào hồi tháng 4/2021 vừa qua, Bitcoin đã ghi nhận mức tăng trưởng tới 18 lần (1,800%) – theo số liệu coinmarketcap. Bitcoin cũng là từ khoá hot và thường xuyên trong top tìm kiếm của Google – theo Google Trending. Những con số ấn tượng này đã dấy lên hàng triệu cuộc thảo luận toàn cầu của các nhà đầu tư về các cách thức kiếm lời, đầu tư vào bitcoin. 

Thông thường, có 2 hình thức phổ biến nhất để đầu tư vào bitcoin: Đầu tư dạng trao đổi (Trader) và Đầu tư dạng đào coin (Bitcoin Mining). Xét theo khía cạnh đầu tư, hình thức Trade không khác biệt nhiều so với các loại hình đầu tư chứng khoán. Trong khi đó, đào bitcoin lại đi sâu vào bản chất và khía cạnh kỹ thuật của blockchain để khai thác phần thưởng từ hệ thống. Mỗi loại hình đầu tư đều tồn đọng rủi ro và mức lời tương ứng cho các nhà đầu tư. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ tập trung vào cách thức đầu tư theo dạng đào coin. Bạn có thể theo dõi cách thức trao đổi và đầu tư coin dưới dạng trade ở bài viết khác của chúng tôi.

Đào Bitcoin (Bitcoin Mining) là gì?

Bitcoin là một loại tiền mã hoá phổ biến hàng đầu thế giới và dần được sự công nhận bởi một số quốc gia. Quy trình tạo ra bitcoin được gọi là “mining’ hay là đào. Bitcoin Mining được thực hiện với mục đích đưa đồng bitcoin mới vào chuỗi cung ứng. 

Quá trình đào Bitcoin được thực hiện bằng cách giải mã các thuật toán vô cùng phức tạp để xác thực các giao dịch của đồng tiền. Khi một đồng bitcoin mới được đào, thợ đào sẽ nhận được phần thưởng là một lượng bitcoin nhất định.

Hiểu rõ Bitcoin là gì? Cách vận hành của Bitcoin?

Bitcoin được mệnh danh là ông vua của giới tiền mã hoá. Tổng vốn hoá của bitcoin chiếm hơn 40% tổng quy mô thị trường toàn ngành tiền ảo và xấp xỉ 800 tỷ USD tại thời điểm tháng 9/2021. Bitcoin được vận hành trên mạng lưới máy tính phi tập trung và thu thập dữ liệu trong một cuốn sổ cái. Khi các máy tính trong mạng lưới xác thực và thực hiện giao dịch, các đồng bitcoin mới sẽ được tạo và đào.

cách đào bitcoin

Bitcoin được xây dựng dựa trên công nghệ gốc là Blockchain, công nghệ chính của phần lớn tiền mã hoá hiện nay. Một hệ thống blockchain là một cuốn sổ cái lưu trữ toàn bộ giao dịch của cả hệ thống. Các nhóm giao dịch được xác thực trong 1 khối (block) và liên kết với nhau để tạo thành chuỗi các khối hay còn được gọi là Blockchain. Đào bitcoin là quá trình đưa các khối vào chuỗi. 

Theo thiết kế bởi nhà sáng lập Satoshi Nakamoto, Bitcoin được phân phối tới đa ở mức 21.000.000 đồng. Các thợ đào cần giải mã thuật toán để đưa toàn bộ số coin này vào hệ thống cung ứng.

Cách thức vận hành của quá trình đào Bitcoin

Để đào thành công một khối, thợ đào bitcoin cần giải mã các thuật toán vô cùng phức tạp. Điều này khiến cho chi phí cho các phần cứng máy tính và điện năng tiêu thụ vô cùng lớn. Các thiết bị phần cứng khuyến cáo để thực hiện đào Bitcoin được khuyến nghị như của ASICs và có mức giá lên tới 10.000 $ (~240,000 triệu VNĐ).

Tuy nhiên, nếu thợ đào thành công trong việc thêm một khối vào blockchain, họ sẽ nhận được phần thưởng bitcoin tương ứng. Phần thưởng này sẽ được cắt giảm 50% vào mỗi 4 năm, tính từ thời điểm bitcoin ra mắt vào 2008. Vào thời điểm 2008, số phần thưởng cho mỗi bitcoin được thêm vào blockchain là 50 bitcoins, vào 2012 (4 năm sau đó) phần thưởng giảm 50% còn 25 bitcoins. Cho đến gần đây nhất, vào 2021 thì phần thưởng cho mỗi khối thêm vào là 6,25 bitcoins. Theo mức giá tại tháng 9/2021, mỗi bitcoin trị giá khoảng 50,000$. Với giá trị 6,25 bitcoins thì thợ đào sẽ được phần thưởng khoảng 312,500$ (~ 7 tỷ VNĐ). 

Cách thức vận hành của quá trình đào Bitcoin

Tính tới thời điểm hiện tại, có khoảng hơn 18,75 triệu bitcoins đã được đào. Phần thưởng sẽ tiếp tục giảm cho đến khi tổng số 21,000,000 bitcoin được thợ đào khai thác hết.

HalvingCác nămBlockTrung bình mỗi phút

 đào được

BTC đã 

được đào

Đã đào
BTC ra đờiNăm 200905010.500.0050%
Halving 1Năm 2012210.000255.250.00075%
Halving 2Năm 2016420.00012,52.625.00088%
Halving 3Năm 2020630.0006,251.312.50094%
Halving 4Năm 2024840.0003,125656.25097%
Halving 5Năm 20281.050.0001,5625328.12598%
Halving 6Năm 20321.260.0000,78125164.062,5099%

Các rủi ro tiềm ẩn của quá trình đào bitcoin

Trước khi đầu tư vào thị trường đào bitcoin đầy màu mỡ nhưng cũng đầy rủi ro, thợ đào cần cân nhắc thật kỹ bài toán kinh tế để đảm bảo mức lợi nhuận mong muốn. Mặc dù phần thưởng có thể lên tới 312,500$ như đã nói ở trên, thế nhưng mức chi phí cũng sẽ khiến bạn giật mình khi tham khảo giá phần cứng. Dưới đây là các yếu tố rủi ro tiềm ẩn cần cân nhắc mà chúng tôi đề xuất:

  • Rủi ro về lợi nhuận: Mặc dù xét về giá trị theo từng năm, bitcoin đang vô cùng thành công. Tuy nhiên, xét theo bài toán lợi nhuận thì việc bitcoin tăng sẽ đi kèm theo sự gia tăng của giá thành các thiết bị đào và lượng điện tiêu thụ. Lượng điện tiêu thụ cho một thiết bị ASIC tương đương với khoảng 500,000 máy chơi game PlayStation 3 – Theo số liệu Congressional Research. Một cách để chia sẻ mức điện năng tiêu thụ đó là tham gia các nông trại đào bitcoin (mining pool). Các nông trại sẽ cho phép thợ đào chia sẻ tài nguyên vào hệ thống và nhận phần thưởng tương ứng mứ chia sẻ.

rủi ro tiềm ẩn khi đào bitcoin

  • Biến động giá cả: Mặc dù tăng trưởng vô cùng ấn tượng từ 2009. Thế nhưng, Bitcoin vẫn nằm trong thị trường có mức biến động giá đang sợ nhất thế giới – Cryptocurrency. Thế giới đã từng chứng kiến mức suy giảm 800% giá trị của thị trường tiền mã hoá rồi lại tăng trưởng lên tới 1000%. Đơn cử là Bitcoin, mức giá đạt đỉnh vào hồi tháng 4 là ~ 65,000$ nhưng rồi lại chạm đáy vào mức ~32,000$ vào hồi tháng 7. Điều này khiến cho các thợ đào gặp khó khăn trong việc bán bitcoin để chốt lời hoặc tái đầu tư một cách hiệu quả nhất.

rủi ro về biến động giá

  • Quy định quốc gia: Một vài quốc gia đã dần công nhận bitcoin và tìm kiếm giải pháp đưa tiền mã hoá vào quốc gia của mình. Một minh chứng rõ ràng nhất đó chính là El Salvador, quốc gia đầu tiên trên thế giới mở cửa và chấp nhận thanh toán bằng bitcoin rộng rãi trên toàn quốc. Tuy nhiên, Bitcoin vẫn đứng trước rào cản của rất nhiều quốc gia khác, điển hình như Trung Quốc. Quốc gia này đã ban hành rất nhiều lệnh cấm sở hữu, cấm đào và khai thác bitcoin trên phạm vi quốc gia. 

Cần chuẩn bị gì để tiến hành đào Bitcoin?

Bitcoin được xây dựng trên nền tảng phi tập trung, bất cứ ai đều có thể tham gia vào quá trình xác thực và khai thác bitcoin. Trong giai đoạn 2009 – 2016, thị trường mã hoá mới ở thuở sơ khai nên việc khai thác có thể sử dụng những thiết bị máy tính cá nhân. Tuy nhiên, cho đến thời gian gần đây thì việc đào đã trở nên khó hơn rất nhiều. Điều này khiến bạn phải đầu tư cho các thiết bị phần cứng chuyên biệt và vô cùng mạnh mẽ mà chúng tôi sẽ trình bày ở dưới đây.

Cần chuẩn bị gì để tiến hành đào Bitcoin?

Bạn cần thiết bị gì để khai thác đào Bitcoin?

Về cơ bản, bạn có thể sử dụng các thiết bị phần cứng máy tính phổ biến như: CPU, GPU, FPGA, ASICs. Tuy nhiên, phổ biến trên thị trường sẽ là các thiệt bị GPU mạnh mẽ. Thiết bị FFGA cũng có thể là một bài toán kinh tế tốt. Tuy nhiên, ASIC lại là thiết bị được xem là hiệu quả nhất trong việc khai thác đào bitcoin. Chúng ta cũng đi cụ thể vào tính năng của từng thiết bị.

  • CPU (Central Processing Unit – Bộ xử lý trung tâm): CPU đóng vai trò như một bộ não trung tâm của máy tính, chúng xử lý các tác vụ và dữ liệu. Đồng thời, đưa ra các lệnh điều khiển thực hiện các phép tính số học, logic, so sánh và các hoạt động nhập/xuất dữ liệu. 
  • GPU (Graphics Processing Unit – Vi xử lý đồ hoạ): GPU là bộ xử lý cho các tác vụ đồ hoạ. Nếu như CPU chuyên xử lý các thao tác toán học thì GPU sẽ chỉ tập trung các thao tác liên quan tới hình ảnh hay hình khối, video. Bên cạnh đó, GPU còn hỗ trợ xử lý dữ liệu đa luồng, song song và ở tốc độ rất cao.
  • FFGA (Field programmable gate array – Mạch tích hợp bán dẫn): FFGA là thiết bị bán dẫn có thể thay đổi chức năng điện bên trong. Về cơ bản, thiết bị này có thể lập trình lại được tốc độ khối lượng công việc để đạt được mục đích mà nhà lập trình mong muốn.
  • ASIC (Application-Specific Integrated Circuit – Mạch tích hợp chuyên dụng): ASIC là vi mạch được sử dụng chuyên dụng trong các lĩnh vực cụ thể. Không giống như các mạch thông thường, ASIC được thiết kế cho mục đích cụ thể như: máy móc tự động, hệ thống xử lý, vi xử lý di động,…

Chi phí đào bitcoin bao gồm những gì?

Các chi phí phát sinh trong quá trình đào bitcoin sẽ quyết định lợi nhuận chính của các thợ đào. Dưới đây hãy cùng chúng tôi điểm qua một vài loại chi phí đáng chú ý nhất:

  • Chi phí phần cứng đào: Bạn có thể tận dụng những thiết bị đào như laptop hoặc PC của mình. Tuy nhiên, với tỷ lệ hashrate cực thấp của các thiết bị không chuyên dụng này thì tỷ lệ đào được bitcoin rất thấp hoặc bằng 0. Thế nên, bạn cần đầu tư cho các thiết bị chuyên dụng là các máy đào coin có tốc độ lên tới 95.0 TH/s và có giá tới 10.000$ cho 1 máy (~240 triệu VNĐ).
STTMinerHash PowerPrice*
1Antminer S1995.0 TH/s$6k-8.5k
2Antminer S19 Pro110.0 TH/s$8k-10k
3WhatsMiner M30S+100.0 TH/s$2,550
4WhatsMiner M30S++112.0 TH/s$2,850
5AvalonMiner 124690.0 TH/s$5,500
  • Mức điện năng tiêu thụ: Khai thác bitcoin sẽ tiêu tốn mức điện năng khổng lồ. Bạn nên cân nhắc tỷ giá điện tại khu vực của mình để đảm bảo mức lợi nhuận cao nhất có thể. 
  • Không gian đặt máy: Với tính chất hoạt động 24/24 thì các thiết bị cần một không gian thoáng và có hệ thống tản nhiệt tốt như: Điều hoà, Quạt gió,…
  • Chi phí thiết lập: Trong thời gian đầu sử dụng, bạn cần thiết lập các phần mềm cơ bản để tiến hành đào. Bạn có thể tốn các chi phí bản quyền hoặc chi phí thiết lập trong quá trình này.
  • Phí tham gia mỏ đào bitcoin: Trong trường hợp bạn tham gia các mỏ đào bitcoin (mining pool) thì các mỏ sẽ thu phí tham gia. Thông thường khoảng từ 1 – 3% mức lợi nhuận đạt được. 

Danh sách các loại máy đào Bitcoin nổi bật nhất 2021

Tên MáyĐàoCông SuấtGiáLãi
AntMiner S17eBitcoin64 TH/s2000$Xem Tại Đây
Antminer S15Bitcoin28 TH/s1035$Xem Tại Đây
AntMiner S11Bitcoin19 TH/s502$Xem Tại Đây
AntMiner S9Bitcoin13.5TH/S270$Xem Tại Đây
AntMiner Z11Zcash135k Sol1515$Xem Tại Đây
AMD 570/580Ethereum180 Mh/s300$Xem Tại Đây
AntMiner L3+Litecoin504 Mh/s300$Xem Tại Đây
AntMiner T17BTC, BCH40 TH/s951$Xem Tại Đây

Tính toán lợi nhuận đạt được từ quá trình đào bitcoin

Dưới đây là bảng tính cơ bản về mức chi phí bạn phải bỏ ra hàng tháng để nhận lại mức lợi nhuận tương ứng. Chú ý rằng, đây chưa bao gồm chi phí đầu tư ban đầu là các thiết bị phần cứng và quá trình thiết lập. Đồng thời, mức lợi nhuận này sẽ được tính theo tỷ giá bitcoin tại thời điểm tính toán.

Bạn cần nhập số Hashing Power: Tổng lượng hashrate mà thiết bị đào của bạn có thể tạo ra được.

  • Power consumption (w): Lượng điện tiêu thụ dự kiến
  • Cost per KWh ($): Chi phí trên mỗi số điện (tính theo tiền đô)
  • Pool Fee: Phí tham gia mỏ đào

Tính toán lợi nhuận đạt được từ quá trình đào bitcoin

Theo một nghiên cứu của Elite Fixtures trên 115 quốc gia thì mức giá trung bình để đào thành công 1 BTC tại Việt Nam là 4,717$ ~ 113 triệu VNĐ. Tại quốc gia thấp nhất là Venezuela có giá khoảng 531$ cho 1 bitcoin được đào.

Thiết lập ví nhận bitcoin khi đào thành công

Ví Bitcoin hay còn gọi Bitcoin Wallet: Đây là nơi bạn có thể lưu trữ, gửi và giao dịch các đồng BTC cũng như các loại tiền mã hoá khác.

Thiết lập Private Key cho ví Bitcoin của bạn

Private key (còn gọi là Mã riêng tư): Đây là mã giúp bạn lưu trữ dữ liệu về ví một cách bí mật. Chúng giúp bạn được bảo vệ khỏi những kẻ đánh cắp và cố gắng truy cập trái phép tài khoản của bạn. Việc lưu trữ và bảo mật mã private tốt sẽ giúp bạn giữ an toàn tài khoản. Ngược lại, nếu bạn bị mất mã riêng tư thì đồng nghĩa với việc tài khoản bạn sẽ bị đánh cắp.

Mã private key thường có dạng: 5Kb8kLf9zgWQnogidDA76MzPL6TsZZY36hWXMssSzNydYXYB9KF

Public Key (còn gọi là Mã công khai): Đây là mã giúp bạn thực hiện các giao dịch gửi hoặc nhận tiền mã hoá từ người khác. Ngược lại với Mã riêng tư, Mã công khai có thể công khai với người khác mà không sợ bị tấn công tài khoản của bạn.

Thiết lập Private Key cho ví Bitcoin của bạn

Ví dụ: Khi Bob muốn gửi một thông điệp tới Alice, Bob sẽ sử dụng mã Công khai của Alice để gửi thông điệp. Thông điệp này sẽ được mã hoá thông qua máy chủ trung gian. Khi thông điệp tới Alice, Alice sẽ dùng mã Riêng tư để giải mã thông điệp của Bob. 

Phân loại các loại ví Bitcoin mà bạn cần biết

Ví bitcoin nóng (Hot wallet) là gì?

Ví Bitcoin nóng (Hot Wallet) là một công cụ lưu trữ tiền mã hoá, chúng cho phép bạn nhận, gửi và thu nhập tiền mã hoá trong khắp mạng lưới blockchain. Ví bitcoin nóng thường tồn tại trên môi trường internet như các ứng dụng: MetaMask, Binance,… 

Ví nóng thường liên kết với mã công khai và mã bí mật để tăng sự tiện lợi cho các giao dịch. Tuy nhiên, vì liên kết với môi trường internet nên ví nóng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ nguy hiểm như: Lừa đảo, bị hack,…

Ví bitcoin lạnh (Cold wallet) là gì?

Ví bitcoin lạnh (Cold Wallet) là một thiết bị vật lý được thiết kế để lưu trữ bitcoin. Với ví lạnh, thiết bị sẽ không được kết nối với môi trường internet và chỉ kết nối khi được liên kết với thiết bị khác phù hợp. Vì bản chất lưu trữ ngoại tuyến, lưu trữ trên ví bitcoin lạnh sẽ ngăn chặn được các rủi ro tiềm ẩn như: Lừa đảo, bị hack,…

Các loại ví phổ biến dành cho thợ đào bitcoin?

Công ty Loại víGiá sở hữuCông ty cổ phầnHỗ trợ đa nền tảng
ExodusNóngMiễn phí
ElectrumNóngMiễn phíNo
MyceliumNóngMiễn phí
Ledger Nano XLạnh$119
Trezor Model TLạnh$190Có 
Ledger Nano SLạnh$59

Ví Exodus: Tốt nhất cho nhà đầu tư mới

Ví Exodus

Giới thiệuExodus là ví điện tử trên nền tảng máy tính và điện thoại với giao diện rất dễ sử dụng cho người dùng mới. Tính đăng nổi bật nhất của Exodus chính là trao đổi giữa các loại tiền mã hoá. Hiện nay, Exodus hỗ trợ trao đổi giữa hơn 100 loại tiền mã hoá khác nhau. 

Với sự tiện lợi, ví Exodus được đánh giá là ví tiện lợi nhất cho người mới tham gia vào thị trường tiền ảo. Họ cũng có một đội ngũ hỗ trợ nhiệt tình để giải đáp thắc mắc (nếu có) của các thợ đào. 

Ưu điểm
  • Hỗ trợ lưu trữ, trao đổi hơn 100 loại tiền mã hoá
  • Nền tảng dễ sử dụng
  • Chăm sóc khách hàng tốt
Nhược điểm
  • Nền tảng đóng
  • Ít tính năng

Ví Electrum: Tốt nhất cho nhà đầu tư nghiệp dư

Ví Electrum

Giới thiệuElectrum là một trong những nền tảng thời đầu của thị trường tiền mã hoá. Được ra mắt vào 2011, chỉ 2 năm sau sự ra đời của bitcoin. Ví Electrum cung cấp một giao diện mở rộng với các chỉ số phân tích trực quan. Cùng với đó, các tuỳ chọn mở rộng cũng giúp cho các nhà đầu tư nghiệp dư có thể đưa ra các quyết định tốt nhất.

Electrum được xây dựng trên mã nguồn mở, chúng cho phép người dùng tuỳ biến mức phí giao diện. Đồng thời, Electrum cũng hỗ trợ trao đổi giữa Bitcoin và Segwit.

Với Electrum, người dùng cũng có các tính năng bảo mật mở rộng hơn như 2FA, chữ ký ví hay tuỳ chỉnh hạt giống bảo mật (Seed phrase)

Ưu điểm
  • Tuỳ chỉnh mức phí giao dịch
  • Hỗ trợ bảo mật tăng cường
  • Bổ sung nhiều tính năng nâng cao
Nhược điểm
  • Chỉ hỗ trợ cho Bitcoin
  • Không có đội ngũ hỗ trợ nếu cần

Ví Mycelium: Tốt nhất cho nhà đầu tư trên nền tảng di động

Ví Mycelium

Giới thiệuVí Mycelium là một nền tảng mã nguồn mở và chỉ hỗ trợ trên di động. Mycelium hỗ trợ các loại tièn mã hoá như Bitcoin, ETH và ERC-20 Token. Về tính năng thì Mycelium có một vài điểm khá tương đồng với Electrum, chỉ có điều là Mycelium chỉ hỗ trợ trên nền tảng mobile. 

Giống như Electrum, Mycelium là một nền tảng ra mắt từ rất sớm trên thị trườn tiền mã hoá. Nó cũng cho phép tuỳ chỉnh mức phí giao dịch ở mức người dùng mong muốn.

Thêm vào đó, Mycelium hỗ trợ tính năng ví cứng, tính năng này cho phép người dùng lưu trữ bitcoin trong ví ngoại tuyến mà vẫn sử dụng được giao diện của Mycelium để theo dõi thị trường.

Ưu điểm
  • Tuỳ chỉnh mức phí giao dịch
  • Cho phép sử dụng ví ngoại tuyến
  • Mã nguồn mở
Nhược điểm
  • Chỉ hỗ trợ phiên bản di động
  • Khó sử dụng cho người dùng mới

Ví Ledger Nano X: Tốt nhất trong các loại ví lạnh

Ví Ledger Nano X

Giới thiệuVí Ledger Nano X là ví lạnh thế hệ thứ 2 của Ledger, một công ty đến từ Đức và thành lập từ 2014. Ví đầu tiên của Ledger là Ledger Nano S, là một trong ví lạnh đầu tiên xuất hiện trên thị trường và chiếm được ví thế trong mắt người dùng.

Thế hệ Nano X thiết kế giống một chiếc USB di động và có thể kết nối thông qua công USB hoặc thông qua Buetooth. Điều này có nghĩa, bạn hoàn toàn có thể kết nối Nano X với các thiết bị iOS và Android và không cần máy tính. Ví lạnh Nano X hỗ trợ tới hơn 1800 loại tiền mã hoá khác nhau và vẫn tiếp mục mở rộng theo hằng năm.

Đội ngũ của Ledger cũng tạo ra phần mềm nhằm cung cấp giao diện trực quan trong việc trao đổi tiền ảo. Phần mềm này cũng hỗ trợ theo dõi các loại tiền ảo nhất định và quản lý danh mục đầu tư trên giao diện ứng dụng.

Mức giá của Ledger Nano X khoảng 3,790,000đ tại Việt Nam.

Ưu điểm
  • Ứng dụng Ledger Live có giao diện trực quan, dễ sử dụng
  • Lưu trữ lên tới 100 ứng dụng khác nhau
  • Hỗ trợ nhiệt tình từ hỗ trợ của Ledger và cộng đồng
  • Kết nối đa dạng: USB, Bluetooth
Nhược điểm
  • Tiềm ẩn rủi ro tấn công từ kết nối Bluetooth
  • Giới hạn mức lưu trữ trong ví

Ví Trezor Model T: Tốt nhất cho bảo mật ví lạnh

Ví Trezor Model T

Giới thiệuTrezor One là ví cứng có độ bảo mật cao, thiết bị hỗ trợ bảo mật đa lớp và hỗ trợ tới hơn 1,500 đồng coin khác nhau. Phiên bản cao cấp hơn là Model T sẽ hỗ trợ thêm nhiều loại coin khác nhau, màn hình hiển thị đẹp hơn và giao diện, tính năng bổ sung.

Ví lạnh Trezor cho phép bạn lưu trữ toàn bộ số tiền mã hoá của mình ngoại tuyến. Nó có thể kết nối tới máy tính và điện thoại thông minh. Thiết bị hỗ trợ 1 màn hình nhỏ để quản lý các kết nối. Giá bán cho phiên bản Trezor One là 60$, trong khi phiên bản cao cấp hơn là Model T có giá là 194$. Trezor hiện không phân phối chính hãng tại Việt Nam.

Ưu điểm
  • Hỗ trợ bảo mật trực tuyến đa lớp
  • Hỗ trợ hơn 1500 loại tiền mã hoá khác nhau
  • Dễ dàng sử dụng với giao diện cảm ứng trên Model T
Nhược điểm
  • Quá trình thiết lập phức tạp và đòi hỏi kiến thức công nghệ căn bản.

Ví Ledger Nano S: Phiên bản giá rẻ của Nano X

Ví Ledger Nano S

Giới thiệuVí lạnh Ledger Nano S là phiên bản thế hệ 1 của Nano X. Sở hữu nền tảng bảo mật tương tự Nano X, Nano S xứng đáng là ứng cử viên trong danh sách các loại ví lạnh nên sở hữu. 

Nano S hỗ trợ hơn 1,100 loại coins và tokens khác nhau và đi kèm Mã bí mật liên kết với thiết bị. Đặc biệt với mức giá dễ chịu hơn phiên bản Nano X, chỉ khoảng 60$ ~ 1,590,000đ.

Ưu điểm
  • Hỗ trợ bảo mật trực tuyến đa lớp
  • Hỗ trợ hơn 1100 loại tiền mã hoá khác nhau
  • Mức giá thấp hơn Model X
Nhược điểm
  • Giới hạn bộ nhớ cho ứng dụng tiền mã hoá
  • Màn hình nhỏ và không hỗ trợ cảm ứng

Viết một bình luận