Call Margin là gì? 3 lưu ý nhà đầu tư cần nhớ khi sử dụng Call Margin

Call Margin là gì? Vì sao nó được xem như con dao 2 lưỡi? Các nhà đầu tư cần lưu ý gì khi sử dụng? Câu trả lời sẽ được trả lời ngay ở dưới đây.

Bài viết này bạn sẽ hiểu rõ Call Margin là gì? Khi thị trường tăng điểm, nó sẽ giúp nhà đầu tư tăng lợi nhuận theo cấp số nhân nhưng nếu thị trường xuống dốc, tài khoản rất dễ “cháy”. Do vậy hãy đọc ngay 3 lưu ý cần nhớ để sử dụng Call Margin hiệu quả.

Call Mar là gì

Call Margin là gì?

Call Margin là thông báo của công ty chứng khoán đến các nhà đầu tư đã vay Margin (vay ký quỹ). Khi tài khoản của họ sắp không đạt tỷ lệ ký quỹ duy trì. Các nhà đầu từ này cần nộp thêm tiền hoặc giảm bớt chứng khoản để duy trì đúng tỷ lệ ký quỹ tối thiểu.

Khi tỷ lệ ký quỹ nhỏ hơn mức yêu cầu của công ty chứng khoán, Call Margin sẽ xảy ra. Nhà đầu tư cần chủ động tăng tỷ lệ tài sản bằng tiền hoặc chứng khoán. Điều này giúp tài khoản về ngưỡng an toàn, tránh tình trạng bị xử lý.

Trên thực tế, hệ thống của công ty chứng khoán sẽ tự động gửi cảnh báo thông qua email và tin nhắn. Trong đó, họ nêu rõ tình trạng của tài khoản và yêu cầu có phương án xử lý. Nếu nhà đầu tư không thực hiện, hệ thống sẽ đưa số chứng khoán vào diện bị bán giải chấp.

Xem thêm:   Giá ATC là gì? Cách khớp lệnh để được giá tốt nhất

Đại dịch đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường chứng khoán. Tình trạng giảm sâu khiến rất nhiều tài khoản bị Call Margin, thậm chí là bán giải chấp. Do đó, các nhà đầu tư nên đọc ngay 3 lưu ý dưới đây.

Khi nào sử dụng Call Margin?

Call Margin chỉ dành cho những nhà đầu tư lâu năm, có nhiều kinh nghiệm và chấp nhận rủi ro. Bạn nên cân nhắc khi sử dụng và cần trao đổi kỹ với môi giới trong các trường hợp cụ thể.

Bạn nên sử dụng Call Margin trong các trường hợp sau:

  • Thị trường có dấu hiệu tốt, dễ dàng nắm bắt xu hướng.
  • Các mã cổ phiếu có tính thanh khoản cao.
  • Nên sử dụng trong các giao dịch ngắn hạn.

Ví dụ về Call Margin trong giao dịch chứng khoán

1 công ty chứng khoán cung cấp dịch vụ giao dịch ký quỹ, tỷ lệ ban đầu là 40%, tỷ lệ tối thiểu 25%. Nhà đầu tư A có số vốn 200 triệu và sử dụng giao dịch Margin mua cổ phiếu X. Số vốn nhà đầu tư có thể mua cổ phiếu X = 200/40% = 500 triệu.

Sau khi mua xong, giá cổ phiếu giảm 30%. Giá trị bị lỗ khi đó = 500 x 30% = 150 triệu. Tổng tài sản còn 350 triệu. Áp dụng công thức tính tỷ lệ ký quỹ R = (A – D)A = (350- 200)/350 = 42.85% lớn hơn tỷ lệ ký quỹ tối thiểu nên nhà đầu tư chưa bị Call Margin.
Nhưng nếu giá cổ phiếu tiếp tục giảm đến 50%, giá trị nhà đầu tư lỗ là 250 triệu. Tổng tài sản còn 250 triệu. Như vậy R lúc này chỉ còn 20% thấp hơn tỷ lệ ký quỹ tối thiểu 25%. Do đó, công ty chứng khoán thực hiện Call Margin.

Xem thêm:   Phiên ATC là gì? Những điều mà nhà đầu tư cần phải biết

Khi đó, các nhà đầu tư cần thêm tiền vào tài khoản để R cao hơn 25%. Hoặc bạn có thể bán bớt chứng khoán đi giúp R cân bằng lại. Nếu không thực hiện khi đã nhận thông báo qua email, tin nhắn, hệ thống tự động xử lý tài khoản theo quy định.

3 lưu ý nhà đầu tư cần nhớ khi sử dụng Call Margin

Như vậy bạn đã nắm rõ khái niệm Call Margin là gì và cách sử dụng nó. Ngay sau đây, bạn nên nhớ 3 lưu ý khi sử dụng Margin để tránh các rủi ro.

Hạn chế mua bằng Margin khi thị trường đi xuống nhanh

Khi thị trường xuống nhanh hay nói cách khác cổ phiếu giảm mạnh bạn không nên tiếp tục mua bằng Margin. Nó không giúp bình quân giá xuống mà còn làm tăng cấp độ rủi ro cho tài khoản.

Ngay khi giá cổ phiếu tiếp tục giảm, tài khoản rất dễ bị Call Margin. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng bán giải chấp.

Giải phóng áp lực Margin bằng cách bán bớt các mã yếu

Bên cạnh đó, trong trường hợp có nhiều mã trong danh mục, bạn nên bán bớt một số mã yếu, khó có cơ hội phục hồi. Điều này giúp giải phóng áp lực Call Margin. Khi đó, nhà đầu tư dễ dàng dành nguồn tiền cho việc tái cơ cấu thị trường khi nó hồi phục lại.

Không nên gỡ gạc bằng Margin khi thị trường hồi nhẹ

Đặc biệt, khi thị trường hồi nhẹ, các nhà đầu tư thường có tâm lý gỡ gạc bằng Margin. Nó rất nguy hiểm bởi vì nếu không may vào bẫy tăng điểm, bạn sẽ phải liên tục trong vòng xoáy cơ cấu lại.

Nói tóm lại qua bài viết này Tài Chính Plus đã giúp bạn nắm được Call Margin là gì. Đồng thời các nhà đầu tư nên nhớ 3 lưu ý khi sử dụng nó. Chúc các nhà đầu tư dùng Margin hiệu quả, tăng lợi nhuận theo cấp số nhân!

Viết một bình luận