CFD là gì? Thực hư thông tin thị trường CFD lừa đảo

CFD là gì? Thị trường CFD có phải lừa đảo hay không? Làm thế nào để tránh rủi ro trong giao dịch CFD? Vấn đề này hiện được rất nhiều khách hàng quan tâm.

Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về CFD thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây. Chắc chắn, bạn sẽ được cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích!

cfd là gì

CFD là gì, những khái niệm cơ bản cần nắm

Những năm qua, thị trường CFD phát triển mạnh mẽ, dành được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư. Thay vì chấp nhận thua lỗ khi giữ trong tay cổ phiếu giảm giá, với giao dịch CFD, ngay cả khi thị trường đi xuống, nhà đầu tư sẽ vẫn có cơ hội thu về lợi nhuận.

CFD là gì?

CFD là gì? Đây là 1 sản phẩm phái sinh cho phép đầu tư vào tài chính mà không cần sở hữu tài sản cơ bản. Bạn cũng có thể đầu tư với nhiều hình thức khác nhau như: cổ phiếu, ngoại hối, tiền điện tử…

Khi giao dịch trên thị trường CFD, nhà đầu tư sẽ đồng ý với việc trao đổi chênh lệch giá của tài sản từ khi hợp đồng mở đến khi đóng lại. Hay nói cách khác, đây chính là hợp đồng chênh lệch giá mua và bán của 1 loại tài sản nhất định.

Vậy, bạn có từng thắc mắc, lợi ích của giao dịch CFD là gì? Đó là nhà đầu tư sẽ được giao dịch ở cả 2 chiều, dù thị trường tăng hay giảm. Mức lãi lỗ còn phụ thuộc vào dự đoán chính xác của bạn.

Các khái niệm cơ bản về CFD

Để hiểu rõ CFD là gì, trước tiên, bạn cần nắm được những khái niệm cơ bản liên quan đến CFD. Cụ thể như sau:

Leverage và Margin

Leverage là đòn bẩy tài chính, Margin là ký quỹ. Đây là 2 khái niệm cơ bản nhất, có liên quan mật thiết và ảnh hưởng hàng đầu đến giao dịch CFD.

Để giao dịch CFD, bạn không cần bỏ ra 100% vốn. Điều này mang đến ưu điểm rất lớn, giải quyết bài toán tài chính cho nhà đầu tư.

Ví dụ muốn đầu tư vào CFD vàng với mức giá khoảng 1.731 USD/ Ounce, khối lượng đầu tư là 1 lot(tương đương 100 Ounce). Thay vì phải bỏ ra 100% tiền vốn với số tiền khoảng 173.100 USD, số tiền ký quỹ ban đầu cần có để giao dịch chỉ là 1% giá trị, tương đương với 1.731 USD.

Long và Short Position

Long Position hay còn được gọi là vị thế mua. Nhà đầu tư sẽ bỏ tiền để mua 1 lượng tài sản và kỳ vọng chúng sẽ tăng giá sau 1 khoảng thời gian. Nếu giá tăng thì khi kết thúc, vị thế nhà đầu tư có lãi. Ngược lại, nếu giá giảm không như kỳ vọng, nhà đầu tư sẽ lỗ.

Short Position hay còn được gọi là vị thế bán. Vị thế bán được sử dụng khi nhà đầu tư cho rằng giá trị tài sản sẽ giảm ở 1 thời điểm nhất định trong tương lai. Trong trường hợp tài sản giảm như kỳ vọng, ở thời điểm kết thúc vị thế, nhà đầu tư sẽ có lãi.

Spread

Spread trong giao dịch CFD là gì? Đó chính là giá trị chênh lệch giữa giá mua và giá bán tại thời điểm hiện tại.

Các loại giao dịch trong thị trường CFD

Do là công cụ phái sinh nên thị trường CFD có rất nhiều các loại tài sản giao dịch. Cụ thể như:

CFD Forex

– Đây là thị trường lớn nhất của CFD. Mỗi ngày, khối lượng giao dịch có thể lên tới hơn 5.000 tỷ USD.

– Cho phép đầu tư vào nhiều cặp tiền tệ như EUR/ USD, USD/ JPY,AUD/ USD…

CFD chỉ số chứng khoán

Bao gồm nhiều chỉ số cổ phiếu hàng đầu thế giới như: DAX30, US30, NAS100…

CFD hàng hóa

Bao gồm: Vàng, Bạc, Platinum, dầu thô…

CFD cổ phiếu

Tiêu biểu như cổ phiếu của các công ty lớn như Apple, Google, Facebook, Tesla…

CFD tiền điện tử

Một số đồng Coin lớn được giao dịch phổ biến như: Bitcoin, Ethereum, Ripple, Bitcoin, Litecoin…

CFD có lừa đảo hay không?

Ngoài việc tìm hiểu CFD là gì thì CFD có lừa đảo hay không cũng là thắc mắc của rất nhiều người đang quan tâm tới lĩnh vực này. CFD lần đầu tiên ra mắt vào những năm 1990 bởi Smith New Court – công ty kinh doanh có trụ sở tại London, được Merrill Lynch mua với giá trị 526 triệu bảng Anh.

Đến nay, đã có 20 quốc gia chấp nhận CFD. Các nước lớn như: Anh, Pháp, Đức, Úc, Thụy Sĩ, Singapore… coi đây là hình thức giao dịch hợp pháp. Tại Việt Nam, chưa có bất cứ chính sách nào về CFD. Mặc dù chưa được chấp thuận chính thức nhưng nhà đầu tư cũng không bị cấm tham gia giao dịch.

Lời khuyên trong giao dịch CFD để tránh lừa đảo

Hiện tại, rất nhiều người đang quan tâm và có ý định đầu tư vào CFD. Lời khuyên của chúng tôi là hãy thật cẩn trọng, tránh lừa đảo bằng cách lưu ý 1 số vấn đề sau:

– Chênh lệch của nhà môi giới chính là lợi nhuận của công ty. Bởi thế, bạn nên nghi ngờ những giao dịch có giá trị dưới 1 Point.

– Phần lợi nhuận từ mỗi giao dịch rất dễ tính. Do đó, cần có sự tương quan giữa số tiền ký quỹ cần thiết với lợi nhuận. Hãy nắm rõ những thông tin này để đảm bảo lợi ích của chính mình.

– Những công ty uy tín sẽ cảnh báo nhà đầu tư về những rủi ro. Bạn hãy xem xét và cân nhắc kỹ lưỡng để lựa chọn các đơn vị giao dịch CFD an toàn.

Với những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã biết CFD là gì, CFD có lừa đảo hay không. Nếu bạn vẫn còn điều gì cần giải đáp, hãy liên hệ trực tiếp với Taichinhplus.net để được hỗ trợ!

Viết một bình luận