Chiến lược kinh doanh là gì? Kinh nghiệm xây dựng chiến lược tối ưu

Chiến lược kinh doanh là gì? Tầm quan trọng của nó đối với các doanh nghiệp như thế nào? Khi xây dựng chiến lược tối ưu cần lưu ý những điều gì?

Đây đều là các vấn đề được nhiều người quan tâm nhất hiện nay. Bạn cũng là một trong số đó vậy hãy đọc ngay bài viết này để hiểu rõ chiến lược kinh doanh là gì nhé!

Chiến lược kinh doanh là gì

Chiến lược kinh doanh là gì?

Chiến lược kinh doanh là gì? Nó chính là nghệ thuật phối hợp những hoạt động giúp đạt đến mục tiêu dài hạn của mỗi doanh nghiệp. Điều này thể hiện sức mạnh, nguồn lực, những cơ hội và thách thức công ty sẽ gặp phải.

Hiểu đơn giản nó là nội dung tổng thể của 1 bản kế hoạch kinh doanh bao gồm các phương pháp và cách thức hoạt động. Khái niệm này được xem như thuộc về khoa học chiến lược. Do đó, nó đóng vai trò quan trọng để tham chiếu kinh nghiệm của doanh nghiệp.

Kinh nghiệm xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả

Kinh nghiệm xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả

Sau khi đã nắm rõ khái niệm chiến lược kinh doanh là gì, sau đây sẽ là những kinh nghiệm để xây dựng chiến lược hiệu quả. Mỗi bước thực hiện đều có những quy tắc riêng bạn nên áp dụng. Theo đó, nó thật sự có hiệu quả và tạo ra lợi nhuận ngày càng tăng trưởng.

Xây dựng mục tiêu dựa trên quy tắc SMART

Đầu tiên chắc chắn bạn cần xây dựng nên mục tiêu cho doanh nghiệp. Nếu không có nó, mọi chiến lược đều trở lên vô nghĩa và không thể đo lường hay đánh giá được. Bạn có thể tham khảo quy tắc SMART để thiết lập mục tiêu như:

  • S đại diện cho Specific. Mục tiêu cần phải rõ ràng, cụ thể. Nó nên bao gồm những con số hoặc thông tin dễ dàng nắm bắt.
  • M là Measurable, mục tiêu đề ra phải đo lường được.
  • A thể hiện cho Attainable. Mục tiêu phải nằm trong khả năng, bạn dựa vào yếu tố nguồn lực và mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp để đưa ra con số phù hợp.
  • R là chữ cái đầu của Relevant. Mục tiêu cần phù hợp với lĩnh vực kinh doanh, có kết quả thực tế.
  • T viết tắt của cụm từ Time bound. Tất cả các mục tiêu nên có mốc thời gian cần hoàn thành. Đây được xem như động lực và cách bạn đo lường doanh nghiệp đã đạt được bao nhiêu phần trăm so với dự kiến.
Xem thêm:   Hàng hoá là gì? Những thuộc tính cơ bản của hàng hoá

Mục tiêu được ví như kim chỉ nam cho những hoạt động của doanh nghiệp. Nó là cái đích chung, toàn bộ nhân viên cùng nỗ lực để đạt được. Nhờ vậy, con đường thành công được rút ngắn và có kế hoạch cụ thể, chi tiết.

Một số người hay nhầm lẫn giữa mục tiêu, sứ mệnh. Tuy nhiên bạn cần phân biệt rõ, sứ mệnh là lý do doanh nghiệp tồn tại, nó hướng đến sự lâu dài. Trong khi đó, mục tiêu thường ngắn hạn theo tuần, tháng, quý, năm.

Xác định vị thế cạnh tranh dựa vào SWOT

Tiếp theo bạn sẽ xác định vị thế cạnh tranh theo quy tắc SWOT. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn kẻ ra 4 ô vuông và viết vào những chữ cái sau đây:

  • S: Bạn hãy ghi rõ những thế mạnh của doanh nghiệp ví dụ kỹ năng chuyên môn, đa dạng sản phẩm, tiềm lực tài chính mạnh…
  • W: Đối lập với điểm mạnh, bạn nên nhìn nhận lại và xác định rõ những mặt hạn chế của doanh nghiệp như chưa có thương hiệu, nguồn vốn không ổn định…
  • O: Bạn cần nghiên cứu thị trường để biết những cơ hội doanh nghiệp nên nắm bắt liên quan đến chính trị, xã hội, kinh tế, công nghệ.
  • T: Tương tự như vậy, thị trường biến động luôn tồn tại những mối đe dọa, bạn cần xác định chúng để có kế hoạch đối phó.

Thiết lập chiến lược sản phẩm

Không dừng lại ở đó, hiểu rõ lợi thế và điểm yếu của mình, bạn cần xây dựng chiến lược phẩm cụ thể. Nó phải hướng đến mục tiêu kinh doanh đã đề ra. Đây là 1 phần quan trọng và tương đối khó thực hiện. Nó là nền tảng cho những chiến lược kinh doanh.

Xem thêm:   Sản phẩm là gì? 3 cấp độ cấu thành nên sản phẩm

Bạn cần xác định phương hướng phát triển. Từ đó bạn thiết kế sản phẩm sao cho phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của tệp khách hàng tiềm năng. Đặc biệt, chiến lược này cần trả lời được 4 câu hỏi gồm:

  • Mục tiêu đạt được của doanh nghiệp là gì?
  • Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp là ai?
  • Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là gì?
  • Làm thế nào để tận dụng lợi thế chiến thẳng đối thủ?

Theo dõi, đánh giá và điều chỉnh chiến lược

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, bạn cần theo dõi, đánh giá chiến lược theo các mốc thời gian. Bước kiểm duyệt và bổ sung không thể thiếu và giúp chiến lược tối ưu hơn. Hiện nay bạn có thể tham khảo một số phần mềm thống kê tự động các số liệu để dễ dàng quản lý.

Từ đó bạn có những điều chỉnh chiến lược phù hợp. Thị trường luôn biến động nên không có 1 kế hoạch nào là hoàn hảo trong thời gian dài. Bạn luôn phải cập nhật tin tức và linh hoạt với cách thực hoạt động.

Nói tóm lại Tai Chinh Plus đã chia sẻ những kinh nghiệm giúp bạn đọc xây dựng chiến lược tối ưu. Bên cạnh đó, bạn cũng hiểu rõ chiến lược kinh doanh là gì và tầm quan trọng của nó. Tin rằng bạn sẽ thiết lập nên những chiến lược hiệu quả, tăng trưởng bền vững.

Viết một bình luận