Chuỗi cung ứng là gì? Thành phần cơ bản của chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng là gì? Đã trở thành một chủ đề luôn nhận được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng về thuật ngữ này.

Sau đây, Tài Chính Plus sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc liên quan đến chuỗi cung ứng là gì? Bên cạnh đó, bài viết còn giúp bạn nắm bắt được những thành phần quan trọng nhất của mô hình này.

chuỗi cung ứng là gì?

Chuỗi cung ứng là gì?

Chuỗi cung ứng còn được biết đến với tên gọi khác là Supply Chain. Đây là một hệ thống bao gồm những con người, tổ chức, và những nguồn lực khác liên quan tới công việc vận chuyển dịch vụ hoặc sản phẩm từ nhà sản xuất(người cung cấp) đến với người tiêu dùng.

Cụ thể hơn, một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh không đơn thuần chỉ gồm nhà cung cấp mà hoạt động này còn liên quan mật thiết tới các nhà vận chuyển, nhà kho, đại lý bán lẻ và khách hàng.

Vai trò chuỗi cung ứng

Thông qua định nghĩa về chuỗi cung ứng là gì, chúng ta có thể dễ dàng nắm bắt được tác dụng của những mô hình này trong những hoạt động sản xuất, kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.

Theo đó, trong quy trình vận hành của một tổ chức, người quản lý cần thấu hiểu được những vai trò trọng tâm của chuỗi cung ứng, nó sẽ giúp họ có thể:

  • Vận hành ổn định bộ máy sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp theo một trật tự thống nhất và khoa học.
  • Phòng tránh được những rủi ro khi quản lý, sản xuất sản phẩm hay dịch vụ.
  • Nắm bắt vai trò của chuỗi cung ứng chính là tiền để giúp nhà quản lý tìm ra các chiến lược đúng đắn, khai thác nhân lực và sử dụng vật tư đúng nơi cần thiết,… Từ đó đưa các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp vào quỹ đạo như ý, giúp tổ chức phát triển lên một tầm cao mới.
  • Doanh nghiệp không thiết lập chuỗi cung ứng cụ thể khiến từng khâu vận hành sản xuất không đồng nhất, sản phẩm không đảm bảo chất lượng,.. dễ đi tới đà phá sản.
Xem thêm:   Market Penetration là gì? Các chiến lược thâm nhập thị trường phổ biến

Sơ đồ chuỗi cung ứng

Hiện nay, chuỗi cung ứng của nhiều doanh nghiệp lớn tại nước ta đang được vận hành theo chuỗi cung ứng quốc tế có tên gọi là SCOR(hay còn được gọi là Supply Chain Operations Reference).

Trong đó, một sơ đồ chuỗi cung ứng tiêu chuẩn sẽ bao gồm 6 quy trình cơ bản là: Lập kế hoạch, sản xuất sản phẩm, mua sắm, cung cấp, Logistics và hệ thống quy trình công nghệ.

Các thành phần chính trong một chuỗi cung ứng

Khi một doanh nghiệp có thể thiết lập những thành phần trong chuỗi cung ứng cân đối với nhau sẽ đem đến những hiệu quả rõ rệt, thúc đẩy tăng trưởng doanh số bền vững cho họ. Cụ thể, mội chuỗi cung ứng hoàn chỉnh sẽ được cấu thành từ 5 thành phần cơ bản:

Nhà cung cấp nguyên liệu

Nhà cung cấp nguyên liệu được đánh giá là một trong những mắt xích quan trọng nhất của toàn bộ chuỗi cung ứng. Vì không có nguyên liệu thì không thể tạo thành sản phẩm.

Nhà sản xuất

Nhà sản xuất chính là nơi tiếp nhận nguyên liệu và hoàn thiện chúng thành những sản phẩm trước khi gửi đến khách hàng. Có thể nói, nhà sản xuất và nhà cung cấp có mối liên hệ bền vững với nhau. Nếu như một trong 2 thành phần này gặp trục trặc sẽ gây ảnh hưởng đến toàn bộ chuỗi cung ứng.

Nhà phân phối

Sau khi đã hoàn thành các sản phẩm, một mình doanh nghiệp sẽ khó lòng đưa tất cả các sản phẩm đến tay tất cả những khách hàng tiềm năng. Thay vào đó, một nhà phân phối có thể thay họ phụ trách công việc này.

Xem thêm:   Chính sách là gì? Vai trò của chính sách trong quản trị doanh nghiệp

Tuy nhiên, một nhà phân phối không thể đảm nhiệm vai trò đưa sản phẩm tới tất cả những khách hàng trên thị trường. Bởi họ thường trao đổi hàng hóa với số lượng lớn và ít khi bán lẻ cho các khách hàng.

Vì lẽ đó, nhà phân phối sẽ liên kết với những đại lý bán lẻ, ví dụ như siêu thị, cửa hàng tiện lợi,… để gửi hàng hóa đến tay người tiêu dùng.

Đại lý bán lẻ

Đại lý bán lẻ sẽ đảm đương nhiệm vụ bán lẻ những hàng hóa do nhà phân phối cho khách hàng của họ. Thông thường, các đối tượng này sẽ nhập một lượng lớn các sản phẩm hàng hóa tồn kho và bán lẻ lại cho những người muốn mua hàng.

Siêu thị, cửa hàng tạp hóa,… chính là những đại lý bán lẻ nằm trong chuỗi cung ứng của nhiều doanh nghiệp.

Khách hàng

Khách hàng là đối tượng cuối cùng trong chuỗi cung cứng, họ là người sẽ tiêu thụ các hàng hóa. Ngoài ra, người tiêu cùng cũng có thể tìm mua sản phẩm tại những nhà phân phối với một số lượng lớn, tuy nhiên tỷ lệ này rất thấp.

Đa phần họ đều lựa chọn những đại lý bán lẻ để mua các sản phẩm và những nhà phân phối cũng hiếm khi bán hàng cho họ.

Trên đây là 5 thành phần tiêu biểu của một chuỗi cung ứng. Chúng luôn xoay vòng và liên kết chặt chẽ với nhau để tạo nên doanh thu cho doanh nghiệp.

Kết luận

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đọc đã thấu hiểu về chuỗi cung ứng là gì? Tầm quan trọng của nó đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Nếu bạn còn thắc mắc khác, hãy liên hệ ngay với Tài chính Plus để được giải đáp nhé!

Viết một bình luận