FDI là gì? Đặc điểm và vai trò của FDI với nền kinh tế Việt Nam

FDI là gì? là thắc mắc chúng tôi nhận được rất nhiều trong thời gian qua. Tìm hiểu về FDI sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện nhất về nền kinh tế Việt Nam.

Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn biết thêm nhiều thông tin về FDI như FDI là gì? Đặc điểm, vai trò của nguồn vốn này. Hãy đón đọc và tìm hiểu ngay nhé!

fdi là gì?

FDI là gì? Nguồn gốc, bản chất của FDI

Việt Nam thực hiện công nghiệp hóa với xuất phát điểm tương đối thấp. Các nguồn lực của nền kinh tế tương đối nhỏ lẻ và yếu kém. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình phát triển, việc huy động vốn cũng gặp nhiều khó khăn.

FDI là gì?

FDI là gì? FDI là một cụm từ viết tắt của Foreign Direct Investment (Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài), là hình thức đầu tư dài hạn của các cá nhân, tổ chức của nước này vào nước khác bằng việc thiết lập các cơ sở kinh doanh.

Mục đích cuối cùng là nhằm đạt được lợi ích lâu dài và nắm quyền quản lý các cơ sở kinh doanh, việc quản lý cũng là đặc điểm để phân biệt giữa tổ chức FDI với PFI (Foreign Portfolio Investment – đầu tư gián tiếp từ nước ngoài)

Theo Tổ chức Thương mại Thế giới cũng đưa ra định nghĩa, FDI là đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hình thức đầu tư này xảy ra khi 1 nhà đầu tư ở nước ngoài có tài sản đầu tư ở nước khác đi kèm với quyền quản lý tài sản ở nước đó.

Ví Dụ: SAMSUNG là công ty đầu tư FDI lớn nhất vào Việt Nam, tính đến thời điểm này (2021). Đến từ Hàn quốc đầu tư và có quyền quản lý trực tiếp đến cty SAMSUNG.

Nguồn gốc, bản chất của FDI

Mặc dù xuất hiện muộn nhưng FDI đã nhanh chóng khẳng định vị trí của mình. Chúng dần trở thành xu thế tất yếu của nền kinh tế thế giới. Đây cũng là nhu cầu không thể thiếu của mọi quốc gia.

Vậy, bạn có từng thắc mắc, bản chất của FDI là gì? Đó chính là sự gặp nhau về các nhu cầu của cả 2 bên. Trong đó, 1 bên là nhà đầu tư và 1 bên là quốc gia tiếp nhận đầu tư. Cụ thể như sau:

Xem thêm:   Working Capital là gì? Ý nghĩa của vốn lưu động

Có sự thiết lập quyền, nghĩa vụ của nhà đầu tư ở nước được đầu tư.

Đối với các nguồn vốn đã đầu tư, thiết lập quyền quản lý và quyền sở hữu.

Chuyển giao công nghệ, kỹ thuật của nước đầu tư với nước bản địa.

Có liên quan đến sự mở rộng, phát triển thị trường của các doanh nghiệp, các tổ chức đa quốc gia.

Gắn liền với sự phát triển của thị trường thương mại và tài chính quốc tế.

Những đặc điểm chính của FDI

Tìm hiểu đặc điểm chính của FDI là gì sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguồn vốn đặc biệt quan trọng này. Theo đó, FDI là hình thức tài chính có tính khả thi và hiệu quả kinh tế rất lớn. Do đó, mục đích hàng đầu và quan trọng nhất của FDI chính là mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư.

Thu nhập của chủ đầu tư mang tính chất là thu nhập kinh doanh, không phải lợi tức. Hình thức thu nhập này hoàn toàn phụ thuộc vào kết quả kinh doanh.

Muốn thu hút được đầu tư, phát triển kinh tế thì các nước được đầu tư phải có những chính sách, hành lang pháp lý rõ ràng.

Tỷ lệ đóng góp của mỗi bên trong vốn điều lệ, vốn pháp định là cơ sở quyền, nghĩa vụ của mỗi bên. Ngoài ra, việc phân chia lợi nhuận cũng như độ rủi ro cũng tương ứng với tỷ lệ này.

Chủ đầu tư sẽ có quyền quyết định sản xuất kinh doanh, đầu tư và chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động. Ngoài ra, chủ đầu tư cũng được tự do lựa chọn hình thức, lĩnh vực đầu tư.

Muốn tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư, nhà đầu tư phải góp đủ vốn tối thiểu. Tùy theo mỗi quốc gia, số vốn này còn phụ thuộc vào quy định cụ thể.

Thông thường, FDI sẽ được thực hiện thông qua việc thành lập mới hay mua lại 1 phần, mua lại toàn bộ doanh nghiệp đang hoạt động bằng việc mua lại cổ phiếu.

Vai trò của FDI đối với nền kinh tế tại Việt Nam

FDI có vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế hiện nay. Chúng đóng cả vai trò tích cực và những ảnh hưởng tiêu cực như sau:

Xem thêm:   Erg là gì? Erg có lừa đảo không?

Vai trò tích cực

– Ở các doanh nghiệp có vốn FDI, hầu hết người nước ngoài sẽ trực tiếp điều hành, quản lý. Họ có năng lực tốt, trình độ chuyên môn cao. Do đó, hiệu quả sản xuất, kinh doanh rất tốt.

– Khai thác được nguồn tài nguyên và lao động dồi dào. Đồng thời, tăng việc làm, đào tại nhân công chất lượng cao cho Việt Nam.

– Tránh hàng rào bảo hộ mậu dịch, phi mậu dịch của các nước tiếp nhận đầu tư.

– Mở rộng quy mô sản xuất, thị trường. Ngoài ra còn nâng cao sản xuất, giảm giá thành sản phẩm sao cho phù hợp nhất với thị hiếu, điều kiện của người tiêu dùng.

– Bổ sung nguồn vốn để tập trung phát triển kinh tế, xã hội trong nước.

– Tạo nguồn ngân sách lớn cho cả hai bên.

Vai trò tiêu cực

Không thể phủ nhận được những tác động tiêu cực của FDI đối với nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, hình thức thu hút vốn này cũng mang đến những tác động nhất định. Nhận biết sớm tác động tiêu cực của FDI là gì sẽ giúp xây dựng kế hoạch, định hướng đúng đắn.

– Phải đối mặt với những vấn đề về trong môi trường kinh tế mới như chính trị, xung đột vũ trang, tranh chấp nội bộ, mâu thuẫn về sự khác biệt trong tư duy.

– Doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài sẽ mất đi nguồn vốn đầu tư trong nước. Điều này sẽ gây những khó khăn nhất định trong việc tìm vốn, giải quyết áp lực việc làm trong nước. Lâu dần, có thể dẫn tới những ảnh hưởng tiêu cực như suy thoái kinh tế.

– Thông thường, khi quyết định bỏ vốn, các nhà đầu tư sẽ có biện pháp hướng theo lợi ích cho bên mình. Các chính sách trong nước có thể bị thay đổi khi đưa ra yêu cầu đầu tư.

– Việc cạnh tranh của các doanh nghiệp sẽ có sự thay đổi liên tục giữa các luồng vốn. Điều này dẫn tới việc cán cân kinh tế sẽ bị ảnh hưởng hoặc di chuyển theo

Có thể thấy, những tác động dù là tích cực hay tiêu cực đều ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, đời sống của người dân. Với bài viết trên, hẳn các bạn đã biết vốn FDI là gì, đặc điểm, ảnh hưởng của FDI đối với nền kinh tế. Đừng quên theo dõi tai chinh plus để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích và chuyên sâu khác về tài chính nhé!

Viết một bình luận