Giá trị thặng dư là gì? Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư

Giá trị thặng dư là gì? Có mấy phương pháp sản xuất giá trị thặng dư? Chắc hẳn, đây là chủ đề được rất nhiều người đang quan tâm.

Nếu bạn đang có chung những thắc mắc này, hãy cùng chúng tôi theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé!

Giá trị thặng dư là gì

Giá trị thặng dư là gì? Nguồn gốc của thặng dư

Giá trị thặng dư không còn là khái niệm mới. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết hiểu về định nghĩa cũng như nguồn gốc của chúng. Vậy hãy cùng tìm hiểu giá trị thặng dư là gì ngay nào.

Giá trị thặng dư là gì?

Giá trị thặng dư (surplus value) là giá trị chênh lệch giữa giá trị công nhân làm thuê tạo ra, trừ đi giá trị lao động của họ. Tuy nhiên phần giá trị thặng dư này thường bị các nhà tư bản chiếm đoạt.

Trong hoạt động sản xuất, nhà tư bản cần phải mua công cụ lao động, tư liệu lao động, sức lao động. Mục đích là thu được số tiền dôi ra, so với chi phí mà họ đã bỏ ra. Số tiền dôi ra này được gọi là giá trị thặng dư.

Khái niệm thặng dư đã được Mác nghiên cứu rất kỹ và chỉ ra dưới góc độ hao phí lao động. Công nhân làm thuê sản xuất ra giá trị nhiều hơn so với chi phí họ được chi trả. Trong khi đó, tiền lương của người lao động là không xứng đáng với những gì họ đã bỏ ra.

Ví dụ về giá trị thặng dư

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về giá trị thặng dư là gì? Chúng tôi xin được đưa ra một ví dụ như sau:

Một ông chủ A thuê một nhân viên B. Và trả lương cho nhân viên B là 200.000 VNĐ/8 tiếng. Những trong 8 tiếng nhân viên B có thể tạo ra một sản phẩm là 500.000 VNĐ, tư liệu sản xuất, và hao mòn tài sản (Máy móc, thiết bị cần trong quá trình sản xuất) là 100.000 VNĐ. Vậy 500.000 (Giá trị thành phẩm) – 200.000 (Trả lương nhân viên) – 100.000 (Chi phí sản xuất) = 200.000 VNĐ. Vậy số tiền 200.000 VNĐ nầy được gọi là giá trị thặng dư.

Nguồn gốc của giá trị thặng dư

Để hiểu hơn về giá trị thặng dư là gì, bạn cần tìm hiểu nguồn gốc của chúng. Vậy giá trị thặng dư được tạo ra ở đâu? Theo đó, để sản xuất, tư bản phải mua tư liệu, sức lao động. Trong quá trình làm việc, công nhân sẽ chịu sự kiểm soát của chủ lao động. Sản phẩm mà người lao động làm ra cũng thuộc sự sở hữu của nhà tư bản.

Quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa chính là quá trình tạo ra giá trị tăng thêm. Khi năng suất lao động đạt tới trình độ nhất định, chỉ cần 1 phần của ngày công lao động, công nhân đã tạo ra giá trị bằng sức lao động của mình. Phần còn lại chính là thặng dư. Như vậy, lao động là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư.

Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư

Hiện có 3 phương pháp sản xuất thặng dư cơ bản nhất. Đó chính là phương pháp tuyệt đối và phương pháp tương đối, và giá trị thặng dư siêu ngạch.

các phương pháp sẳn xuất giá trị thặng dư

Giá trị thặng dư tuyệt đối

Đây là thặng dư thu được từ việc kéo dài thời gian lao động cần thiết. Ngày công lao động kéo dài, thời gian lao động cần thiết không đổi. Điều này dẫn tới thời gian lao động thặng dư tăng lên, trong khi đó, năng suất lao động không đổi.

Phương pháp sản xuất thặng dư tuyệt đối được áp dụng nhiều trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản. Nhà tư bản bóc lột công sức của người lao động. Trình độ lao động còn thấp, chủ yếu sử dụng sức người là chủ yếu.

Giá trị thặng dư tương đối

Thặng dư tương đối là thặng dư thu được từ việc rút ngắn thời gian lao động dựa trên việc tăng năng suất lao động. Do đó, thời gian lao động cần thiết cũng giảm đi rất nhiều, năng suất lao động tăng cao.

Thời điểm này, các công ty đã áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Nhờ đó, nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao lợi nhuận người sử dụng lao động. Đây là hình thức sản xuất phổ biến hiện nay.

Tìm hiểu về thặng dư sẽ giúp các doanh nghiệp hiểu rõ bản chất của lao động. Từ đó, có phương án thay đổi theo hướng tích cực nhằm đảm bảo lợi ích cho cả doanh nghiệp và người lao động.

Giá trị thặng dư siêu ngạch

C.Mác gọi đây là một biến tướng của giá trị thặng dư tương đối. Giá trị thặng dư siêu ngạch được tạo ra nhờ, áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại làm giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn so với giá trị hàng hóa đó trên thị trường.

Từ đó, chi phí các nhà tư bản phải chi ra ít hơn. Mà vẫn bán được với giá trị bằng với các nhà tư bản khác, từ đó thu được giá trị thặng dư cao hơn.

Cho đến khi tất cả các xí nghiệp khác đều đổi mới công nghệ, kỹ thuật một các phổ biến. Thì giá trị thặng dư siêu ngạch sẽ không còn nữa.

Giá trị thặng dư siêu ngạch là tạm thời, nhưng nó vẫn thường xuyên tồn tại trong xã hội. Giá trị thặng dư siêu ngạch là động lực mạnh mẽ, để các doanh nghiệp không ngừng nỗ lực đổi mới, cải tiến công nghệ. Tăng năng suất, tạo được giá trị thặng dư cao hơn, để đánh bật đối thủ ra khỏi thị trường.

Bản chất, ý nghĩa của giá trị thặng dư

bản chất, ý nghĩa của giá trị thặng dư

Giá trị thặng dư được nghiên cứu dưới góc độ hao phí lao động. Người đi làm thuê sản xuất ra nhiều giá trị hơn so với chi phí mà họ nhận được. Trong khi đó, nhà tư bản bóc lột công sức của người lao động nhằm tạo ra thặng dư cho mình. Việc bóc lột càng nhiều thì thặng dư càng cao.

Đây cũng là lý do tại sao người nghèo sẽ mãi nghèo, người giàu cứ mãi giàu. Công bằng chỉ thực sự xuất hiện khi bóc lột được loại bỏ. Đồng nghĩa với việc tư bản chi trả cho người lao động toàn bộ giá trị xứng đáng với sức lao động của họ.

Nếu xét riêng trong lĩnh vực kinh tế, các tổ chức, cá nhân chi tiền vào sản xuất thì đồng tiền sẽ trở thành công cụ sinh lời. Mỗi cá nhân đều có thể trở thành 1 nhà tư bản nếu biết cách sử dụng nguồn vốn hợp lý.

Đồng tiền tích lũy là đồng tiền chết, không mang lại lợi ích cho cá nhân. Ngoài ra, chúng còn ảnh tới rất nhiều người đang cần nguồn vốn để sản xuất, kinh doanh.

Hiểu được bản chất, ý nghĩa giá trị thặng dư là gì, chủ lao động sẽ biết cách khai thác lao động hiệu quả. Trong bất kỳ xã hội nào, muốn phát triển, bạn phải tìm cách để gia tăng giá trị thặng dư.

Ứng dụng được công nghệ vào quá trình sản xuất sẽ làm gia tăng thặng dư mà không cần tăng thời gian lao động. Như vậy, giá trị sẽ được tạo ra cho cả 2 bên bao gồm chủ lao động và người lao động. Đây là cơ sở nhằm mở rộng, tái sản xuất, phát triển quy mô, tăng trưởng kinh tế.

Hy vọng, với bài viết này, bạn đã biết được giá trị thặng dư là gì và các phương pháp sản xuất ra thặng dư. Đừng quên theo dõi Taichinhplus.net để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về kinh doanh, tài chính hơn nhé!

Viết một bình luận