Kênh phân phối là gì? 3 chiến lược phát triển kênh phân phối hiệu quả

Kênh phân phối là gì? Trong kinh doanh bên cạnh việc tạo ra sản phẩm chất lượng, phù hợp với khách hàng thì doanh nghiệp cần chú trọng tới phân phối sản phẩm.

Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giúp bạn biết được kênh phân phối là gì? Đồng thời nắm được chiến lược phát triển kênh hiệu quả. Tin rằng những chia sẻ bên dưới do chuyên trang cung cấp sẽ hữu ích với quý độc giả!

kênh phân phối là gì

Kênh phân phối là gì?

Kênh phân phối có tên tiếng anh là Distribution Channels. Đây là kênh đề cập đến quá trình cung cấp sản phẩm từ người tạo ra nó hoặc nhà sản xuất tới người tiêu dùng cuối cùng. Khi là kênh bán hàng trực tiếp, nhà sản xuất sẽ bán cho người tiêu dùng mà không qua trung gian.

Trong trường hợp là kênh bán hàng gián tiếp, sản phẩm sẽ thay đổi trước khi tiếp cận tới người tiêu dùng. Trung gian giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất trong kênh bán hàng gián tiếp bao gồm:

  • Nhà phân phối/bán sỉ.
  • Người bán buôn.
  • Nhà bán lẻ.
  • Đại diện nhà sản xuất.

Xét dưới góc độ này, kênh phân phối bao gồm hầu hết hoạt động diễn ra trong khâu lưu thông. Là cầu nối gắn kết sản phẩm giữa người tiêu dùng với nhà sản xuất. Kênh có nội dung là tất cả dịch vụ sau quá trình sản xuất và trước quá trình tiêu dùng.

Vai trò của kênh phân phối là gì?

Trong bối cảnh thị trường hiện nay, kênh phân phối có vai trò quan trọng trong việc đạt mục tiêu tiếp thị của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sản xuất sẽ tạo ra giá trị tiện ích trong dịch vụ hoặc sản phẩm, thế nhưng địa điểm và thời gian lại được tạo ra từ kênh phân phối. Sau đây là một số vai trò của kênh:

  • Là công cụ đảm nhận nhiệm vụ trao đổi, phân phối hàng hóa cũng như khắc phục về không gian, thời gian giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất. Đồng thời, làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng mục tiêu.
  • Là công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp trong dài hạn, bạn có thể coi kênh phân phối giống như một phần tài sản của doanh nghiệp. Kênh giúp doanh nghiệp giảm đáng kể khó khăn khi đưa sản phẩm ra thị trường và dễ dàng tiếp cận với người tiêu dùng.
  • Kênh phân phối đóng vai trò nhất định trong việc nâng cao vị thế, uy tín lẫn giá trị của doanh nghiệp.
  • Kênh giúp tăng cường khả năng hợp tác, liên kết giữa cá nhân và tổ chức hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, phân phối. Bởi mục đích chung của 2 bên đó chính là cung cấp dịch vụ, hàng hóa tới tay khách hàng cuối cùng, thỏa mãn mục tiêu riêng của từng bên.
Xem thêm:   Cạnh tranh là gì? Tại sao cần có sự cạnh tranh trên thị trường?

Chiến lược phát triển kênh phân phối hiệu quả

Xác định chính xác kênh nào hoạt động tốt cho sản phẩm của mình, phân tích khách hàng tiềm năng mà mình nhắm đến, đánh giá hiệu suất của mỗi kênh là chiến lược phát triển kênh phân phối hiệu quả. Cùng tìm hiểu và theo dõi phần bên dưới để hiểu rõ hơn bạn nhé:

Xác định chính xác kênh nào hoạt động tốt cho sản phẩm của mình

Để phát triển chiến lược kênh mạnh mẽ, đầu tiên bạn hãy xác định kênh phân phối nào hoạt động tốt cho sản phẩm của mình. Bạn có thể bán sản phẩm của mình qua những nhà bán lẻ, bán buôn hay bán trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng? Đồng thời, bạn nên nắm rõ bản chất kênh phân phối là gì?

Đây chính là các câu hỏi quan trọng, yêu cầu bạn xem xét về số lượng doanh nghiệp cần tham gia để bán sản phẩm. Trên thực tế, kênh càng dài, lợi nhuận ít sẽ giúp bạn nhận được từ việc bán hàng.

Trong mọi trường hợp, bán hàng trực tiếp cho khách hàng sẽ đem đến lợi nhuận cao nhất. Cho nên, nhiều nhà sản xuất chọn bán trực tiếp cho người tiêu dùng và các nhà bán lẻ thay vì bán buôn.

Phân tích khách hàng tiềm năng mình nhắm đến

Khi xác định chiến lược phân phối hợp lý, bạn cũng nên phân tích đối tượng của mình. Nhu cầu khách hàng là gì? Thông thường họ truy cập vào sản phẩm của bản thân ra sao? Câu trả lời này sẽ tác động tới kênh bạn chọn theo đuổi.

Xem thêm:   Tài sản là gì? Những điều cần biết trong phân loại tài sản

Ngoài ra, cũng nên lưu ý rằng bạn sẽ không nhận được câu trả lời ngay, thường xuyên và rõ ràng. Bởi vậy, doanh nghiệp phải liên tục tìm hiểu thông tin từ việc thử nghiệm, phân tích đối tượng để rút ra kinh nghiệm.

Mặc dù kênh phân phối trực tiếp là cách nhanh và dễ nhất để đưa sản phẩm tới người tiêu dùng, thế nhưng kênh gián tiếp lại được khán giả tiếp cận nhiều hơn. Bạn hãy phân tích ưu nhược điểm của người tiêu dùng để lựa chọn kênh phù hợp nhất với doanh nghiệp.

Đánh giá hiệu suất của mỗi kênh

Vì phương thức hoạt động không giống nhau, vì vậy hiệu suất của từng kênh mang lại sẽ khác nhau. Do đó, so sánh cũng như đánh giá hiệu suất của mỗi kênh đóng vai trò quan trọng để cải thiện chiến lược doanh nghiệp.

Để có thể giữa mối quan hệ giữa người bán và nhà sản xuất theo kênh phân phối, doanh nghiệp cần thực hiện cuộc khảo sát định kỳ để kiểm tra mức độ hài lòng của đối tác, khách hàng. Khi tập hợp lại, những chỉ số này sẽ cung cấp cho bạn bức tranh hoàn chỉnh về chiến lược.

Hy vọng qua bài viết này giúp bạn biết kênh phân phối là gì? 3 chiến lược phát triển kênh phân phối hiệu quả. Đừng quên theo dõi Tài Chính Plus để cập nhật thêm kiến thức hữu ích bạn nhé!

Viết một bình luận