Lạm phát là gì? là một khái niệm rất quen thuộc nhưng không phải ai cũng hiểu rõ. Đó là thuật ngữ được dùng phổ biến trong sự phát triển của nền kinh tế.
Vậy thực chất lạm phát là gì? Nguyên nhân nào dẫn tới lạm phát và làm sao để có thể khắc phục tình trạng này. Nếu bạn cũng đang quan tâm tới những vấn đề này, trong bài viết này TaiChinhPlus sẽ giải đáp cho bạn. Hãy cùng đón đọc ngay nhé!
Nội Dung Chính
Lạm phát là gì?
Lạm phát là sự “mất giá” của đồng tiền. Khi đó, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được số lượng hàng hóa, dịch vụ ít hơn so với trước đây. Lạm phát phản ánh sự suy giảm giá trị của đồng tiền, khi so sánh giữa các nước thì lạm phát là sự giảm giá trị đồng tiền của quốc gia này với giá trị đồng tiền của quốc gia khác.
Vậy chúng ta có các để hiểu về lạm phát, một là hiểu lạm phát trong phạm vi giữa các quốc gia với nhau, hai là hiểu dưới góc độ trong phạm vị kinh tế của một quốc gia.
Trái ngược với lạm phát là giảm phắt nghĩa là mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống liên tục, nguyên nhân là do tổng cầu giảm và thường xuất hiện trong nền kinh tế bị xuy thoái.
Để hiểu rõ hơn về lạm phát là gì, mời mọi người cùng theo dõi ví dụ dưới đây:
Ví Dụ: Năm 2005 Một người A sử dụng 20.000 VNĐ mua được 4Kg gạo. Nhưng cũng loại gáo đó năm 2021 với số tiêng 20.000 VNĐ A chỉ mua được 2kg. Cũng với số tiền đó nhưng A mua được ít gạo hơn.
Các mức độ của lạm phát
Hầu hết các quốc gia hiện nay đều sử dụng tiền mặt để làm trung gian thanh toán. Vì thế, yếu tố lạm phát là tự nhiên và có thể xảy ra ở bất cứ nền kinh tế nào. Dựa trên chỉ số lạm phát, người ta sẽ chia lạm phát thành 3 mức độ, cụ thể:
– Lạm phát tự nhiên: Tỷ lệ lạm phát từ 0 – <10%. Mức độ lạm phát này ít ảnh hưởng tới kinh tế. Lúc này, kinh tế của quốc gia vẫn hoạt động bình thường, đời sống ổn định.
– Lạm phát phi mã: Tỷ lệ lạm phát từ 10 – <1.000%. Khi này lạm phát đã xảy ra với tình trạng giá cả tăng nhanh và có thể sẽ làm biến động mạnh đến nền kinh tế.
– Siêu lạm phát: Tỷ lệ lạm phát trên 1.000%. Nếu quốc gia xảy ra tình trạng siêu lạm phát sẽ gặp phải hậu quả khó khắc phục, nền kinh tế sụt giảm nghiêm trọng.
Cách đo lường chi tiết lạm phát
Tại tất cả các quốc gia, việc đo lường chỉ số lạm phát được thực hiện thường xuyên. Theo đó, tỷ lệ lạm phát sẽ được tính dựa trên chỉ số giá tiêu dùng CPI. Đây là chỉ số được đo dựa trên mức giá trung bình của nhóm các sản phẩm và dịch vụ.
Trường hợp chỉ số giá tiêu dùng tăng đồng nghĩa với việc nền kinh tế đang xảy ra lạm phát. Chỉ số giá tiêu dùng giảm sẽ gây ra tình trạng giảm phát. Khi nền kinh tế xảy ra lạm phát, giá trị của nội tệ sẽ bị sut giảm.
Nguyên nhân dẫn đến lạm phát
Khi tìm hiểu lạm phát là gì, bạn sẽ biết được có nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này. Nắm rõ nguyên nhân dẫn đến lạm phát sẽ đưa ra được phương hướng giải quyết hiệu quả. Dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn tới lạm phát.
– Nguyên nhân do cầu kéo: Đây chính là nguyên nhân lạm phát khá phổ biến ở Việt Nam. Theo đó nhu cầu về một mặt hàng nào đó tăng lên sẽ kéo theo giá cả của mặt hàng đó và các mặt hàng khác cũng tăng theo. Có nghĩa giá 1 mặt hàng tăng dẫn tới giá của các loại hàng hóa khác tăng.
– Do chi phí đẩy của các doanh nghiệp: Chi phí này bao gồm: tiền lương, máy móc, thuế, giá nguyên liệu đầu vào,… Khi giá của một hoặc một vài yếu tố này tăng sẽ kéo theo tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng. Từ đó, dẫn tới giá sản phẩm, dịch vụ tăng để bảo toàn lợi nhuận.
– Do cơ cấu kinh tế: Nguyên nhân này bắt nguồn từ các doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả tăng lương cho nhân viên. Điều này kéo theo các doanh nghiệp khác cũng tăng theo dù kinh doanh không hiệu quả. Khi đó, họ phải tăng giá sản phẩm để đảm bảo lợi nhuận.
Ngoài 3 nguyên nhân chính này, lạm phát còn xảy ra do một số nguyên nhân như: cầu thay đổi, xuất khẩu, nhập khẩu hay tiền tệ. Mỗi nền kinh tế khi gặp lạm phát sẽ do một hoặc một vài nguyên nhân gây ra.
Ảnh hưởng của lạm phát đối với kinh tế – xã hội
Hiểu rõ lạm phát là gì, bạn sẽ biết được những ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế. Theo đó, lạm phát vừa ảnh hưởng tích cực, vừa ảnh hưởng tiêu cực. Cụ thể:
Ảnh hưởng tích cực của lạm phát đến nền kinh tế
Khi lạm phát tự nhiên xảy ra sẽ mang đến một số lợi ích cho nền kinh tế như:
– Thúc đẩy tiêu dùng, vay nợ, đầu tư. Đồng thời giảm bớt thất nghiệp cho xã hội.
– Hỗ trợ chính phủ trong việc phân phối lại thu nhập và nguồn lực xã hội một cách có chọn lọc.
Ảnh hưởng tiêu cực của lạm phát đến nền kinh tế
– Lạm phát ở mức độ cao sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ lãi suất. Theo đó, lãi suất tăng lên khiến kinh tế bị suy thoái, gia tăng tỷ lệ thất nghiệp.
– Làm giảm mức thu nhập thực tế của người lao động. Bởi thu nhập không thay đổi nhưng giá trị hàng hóa, sản phẩm tăng cao.
– Gây nên tình trạng đầu cơ, tích trữ hàng hóa. Điều này làm mất cân bằng quan hệ cung – cầu.
– Lạm phát khiến tỷ giá gia tăng, đồng nội tệ trở nên mất giá nhanh hơn so với ngoại tệ. Vì thế ảnh hưởng tới các khoản nợ của nước ngoài.
Một số phương pháp kiểm soát lạm phát cụ thể
Trong quá trình tìm hiểu lạm phát là gì, nắm rõ những biện pháp giảm lạm phát cũng là điều quan trọng. Việc kiểm soát lạm phát sẽ giúp bảo vệ được nền kinh tế nội địa. Theo đó, chúng ta có thể kiểm soát lạm phát bằng các cách như:
– Giảm bớt lượng nội tệ lưu thông trên thị trường. Theo đó, ngân hàng nhà nước nên ngừng phát hành nội tệ mới vào lưu thông. Cùng với đó nâng lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tiền gửi. Điều này giúp kích thích người dân gửi tiền vào ngân hàng thay vì đổ vào đầu cơ, tích trữ.
– Kích thích tăng cường quỹ hàng hóa để cân đối với lượng nội tệ đang lưu thông. Theo đó, doanh nghiệp cần giảm chi phí sản xuất bằng cách tăng năng suất lao động. Nhà nước nên đưa ra các chính sách giảm thuế, kích thích sản xuất hỗ trợ doanh nghiệp.
Như vậy, lạm phát có ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển của kinh tế. Vì thế, hiểu rõ lạm phát để đưa ra cách kiểm soát hiệu quả là điều luôn được các quốc gia chú trọng. Hy vọng, bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ lạm phát là gì, những nguyên nhân và cách khắc phục tối ưu nhất. Đừng quyên theo dõi thêm những kiến thức về tài chính khác tại taichinhplus.net nhé!