Ngân hàng là gì? 4 nhiệm vụ quan trọng của ngân hàng

Ngân hàng là gì? Cách phân loại như thế nào? Đây là khái niệm quen thuộc, mọi người thường xuyên nhắc đến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ.

Bài viết này sẽ giúp bạn đọc biết ngân hàng là gì và 4 nhiệm vụ chính của nó. Nhờ vậy bạn dễ dàng hiểu rõ vì sao tổ chức này đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Cùng khám phá những thông tin bổ ích sẽ được chia sẻ ngay dưới đây bạn nhé!

ngân hàng là gì

Ngân hàng là gì?

Vậy ngân hàng là gì? Nó là 1 định chế tài chính cho phép nhận tiền gửi, cho vay và cung cấp các dịch vụ khác như:

  • Quản lý tài sản.
  • Trao đổi tiền tệ.
  • Ký gửi an toàn…

Ngân hàng cung cấp các dịch vụ tài chính cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đây là nơi an toàn nhất để lưu trữ tiền tệ. Đối với khách hàng cá nhân, bạn có thể lập tài khoản, sổ tiết kiệm hoặc vay vốn tại đây 1 cách dễ dàng.

Thêm vào đó, ngân hàng cung cấp cơ hội tín dụng cho doanh nghiệp để có nguồn vốn ổn định phát triển. Quá trình này giúp luân chuyển tiền tệ, duy trì nguồn cung cầu cân bằng.
Hơn nữa, như các đơn vị tài chính, ngân hàng cũng có mục tiêu là thu về lợi nhuận. Họ tính lãi cho các khoản vay và phí dịch vụ. Ví dụ đơn giản khi bạn gửi tiết kiệm tại Vietcombank, lãi suất chỉ 5.5%/năm. Nhưng nếu huy động vốn bạn chịu mức lãi là 8%/năm.

Phân loại ngân hàng

Sau khi đã biết được khái niệm ngân hàng là gì, chúng ta cùng đi phân loại nó. Trên thực tế ngân hàng sẽ chia thành 2 nhóm chính, cụ thể:

Xem thêm:   Thị trường tài chính là gì? Những chức năng cơ bản cần nắm rõ

Ngân hàng nhà nước

Ngân hàng nhà nước có số vốn đến từ Nhà nước và thuộc sở hữu của Chính phủ. Những ngân hàng này sẽ thực hiện phát hành và quản lý tiền tệ. Nổi bật phải kể đến như:

  • Ngân hàng Vietcombank.
  • Ngân hàng VietinBank.
  • Ngân hàng Agribank.
  • Ngân hàng OceanBank.
  • Ngân hàng Phát triển Việt Nam…

Ngân hàng thương mại

Bên cạnh đó, ngân hàng thương mại là các tổ chức tài chính thực hiện các hoạt động liên quan đến cung cấp, dịch vụ tiền tệ. Mục đích chính của nó là thu lợi nhuận nên thường có lãi suất cao, thủ tục đơn giản. Hiện nay Việt Nam có 31 ngân hàng thuộc nhóm này gồm:

  • Ngân hàng ACB.
  • Ngân hàng TPBank.
  • Ngân hàng Đông Á.
  • Ngân hàng MB Bank.
  • Ngân hàng Techcombank…

Ngoài ra xét trên hoạt động, ngân hàng còn chia thành các nhóm sau:

  • Ngân hàng bán lẻ: Những ngân hàng này làm việc trực tiếp với cá nhân/doanh nghiệp nhỏ.
  • Ngân hàng doanh nghiệp: Nó cung cấp các dịch vụ cho kinh doanh thị trường giữa.
  • Ngân hàng công ty: Mục tiêu hướng vào các doanh nghiệp lớn.
  • Ngân hàng tư nhân: Cung cấp các dịch vụ quản lý của cải cho cá nhân.
  • Ngân hàng đầu tư: Liên quan đến hoạt động trên thị trường tài chính.

Những nhiệm vụ quan trọng của ngân hàng

Ngay sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 4 nhiệm vụ quan trọng của ngân hàng là gì? Từ đó bạn đọc hiểu được vai trò của nó trong nền kinh tế. Mặc dù đây là đơn vị quen thuộc nhưng ít người nắm được toàn bộ chức năng của tổ chức này.

Huy động vốn

Đầu tiên, ngân hàng có nhiệm vụ huy động vốn với đa dạng các hình thức khác nhau bao gồm:

  • Khai thác và nhận tiền ký gửi từ cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước. 2 hình thức phổ biến là tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm có kỳ hạn.
  • Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu…
  • Tiếp nhận nguồn vốn tài trợ, ủy thác từ Chính phủ.
  • Vay vốn các tổ chức tín dụng, tài chính khác tại Việt Nam.
  • Một số hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Xem thêm:   Tổng tài sản là gì? Cách phân loại tài sản của một doanh nghiệp

Cho vay

Sau đó, nhờ nguồn vốn đã thu được, ngân hàng tiến hành cho vay. Có 3 hình thức cho vay là vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Người đi vay sẽ phải chịu phần trăm lãi suất và thanh toán theo đúng quy định đã nêu rõ trong hợp đồng.

Kinh doanh ngoại hối

Hơn nữa, ngân hàng còn có nhiệm vụ kinh doanh ngoại hối bao gồm các hoạt động sau:

  • Mua bán ngoại tệ.
  • Thanh toán Quốc tế.
  • Bảo lãnh cho các doanh nghiệp.
  • Chiết khấu bộ chứng từ.
  • Dịch vụ khác theo chính sách quản lý ngoại hối của Chính phủ.

Cung cấp các dịch vụ thanh toán

Không dừng lại ở đó, ngân hàng cung cấp đa dạng các phương tiện thanh toán như:

  • Thực hiện thanh toán trong nước.
  • Thực hiện dịch vụ thu/chi hộ.
  • Thực hiện thu/phát tiền mặt.
  • Thanh toán theo quy định của ngân hàng Nhà nước.

Ngoài ra, ngân hàng cũng cung ứng một số dịch vụ khác bao gồm:

  • Mua bán vàng bạc.
  • Dịch vụ thẻ.
  • Dịch vụ bảo quản các giấy tờ và tài sản có giá trị.
  • Bảo lãnh cho vay.
  • Cầm cố các loại tài sản giá trị theo quy định pháp luật.
  • Thực hiện các nghiệp vụ tài trợ thương mại …

Qua bài viết này, có thể thấy ngân hàng đóng vai trò góp phần phát triển nền kinh tế, lưu thông tiền tệ và cung cấp các dịch vụ liên quan. TaichinhPlus đã giúp bạn đọc nắm được ngân hàng là gì và 4 nhiệm vụ của nó. Để nhận được những thông tin bổ ích hơn, đừng quên truy cập chuyên trang mỗi ngày.

Viết một bình luận