Ngày giao dịch không hưởng quyền là gì?

Ngày giao dịch không hưởng quyền là gì? Dường như đã trở thành thắc mắc chung của nhiều nhà đầu tư khi giao dịch trên sàn chứng khoán. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng về thuật ngữ này.

Nếu bạn cũng đang mắc về ngày giao dịch không hưởng quyền là gì, hãy theo dõi bài viết dưới đây. Từ đó nắm bắt những khái niệm cơ bản cũng như những thông tin quan trọng về chủ đề này. Tin rằng, những kiến thức bổ ích được Tài Chính Plus chia sẻ sẽ không làm lãng phí thời gian của bạn!

Ngày giao dịch không hưởng quyền là gì?

Ngày giao dịch không hưởng quyền là gì?

Ngày giao dịch không hưởng quyền(GDKHQ) chính là ngày giao dịch mà những người mua cổ phiếu sẽ trở thành cổ đông chính thức của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, họ sẽ không có bất kỳ quyền hạn liên quan gì tới những cổ phiếu đang nắm giữ.

Chẳng hạn như những người mua cổ phiếu sẽ không có quyền nhận cổ tức, quyền tham gia đại hội cổ đông, quyền mua cổ phiếu phát hành thêm,… Mục đích ra đời của ngày này chỉ đơn thuần là chốt danh sách của những cổ đông đang sở hữu cổ phiếu của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại.

Ví dụ điển hình về ngày giao dịch không hưởng quyền

Giả sử một doanh nghiệp công bố sẽ tạm ứng chi trả các khoản cổ tức với tỷ lệ là 15%(tương đương với 1.500 đồng/CP). Theo đó ngày GDKHQ diễn ra vào ngày 6/6(thứ 2). Còn ngày đăng ký cuối cùng được công bố là ngày 9/6(thứ 5).

Xem thêm:   Bán khống là gì? 3 mẹo giúp bạn đầu tư bán khống hiệu quả

Như vậy, nếu như một nhà đầu tư quyết định mua cổ phiếu từ ngày 6/6 trở đi thì họ sẽ không nhận được bất kỳ quyền hưởng cổ tức nào trong lần giao dịch này.

Để được nhận cổ tức, các nhà đầu tư cần phải đặt mua cổ phiếu trước ngày 6/6. Bởi chỉ như vậy thì trong ngày 9/6, tất cả những danh sách xuất hiện trong sổ đăng ký mới có quyền nhận được các cổ tức kể trên.

Vai trò quan trọng của những ngày giao dịch không hưởng quyền

Thông qua quy định chung về ngày giao dịch không hưởng quyền, chúng ta có thể thấy nó đảm nhiệm 2 vai trò tương đối quan trọng, đó là:

Thứ nhất, các doanh nghiệp có thể xác định được khoảng thời gian cuối cùng để tiến hành những quyền lợi dành cho cổ đông. Cụ thể, những quyền có thể kể đến là quyền cổ tức cổ phiếu hoặc tiền mặt, quyền mua, cổ phiếu thưởng khi công ty phát hành bổ sung thêm cổ phiếu nhằm tăng vốn.

Thứ hai, những ngày giao dịch không hưởng quyền chính là khoảng thời gian liền kề trước của những ngày đăng ký cuối cùng. Theo các chuyên gia, việc quy định trước về những ngày không hưởng quyền giúp các nhà đầu tư muốn mua cổ phiếu có thể nắm bắt được lịch trình làm việc của công ty.

Điều này giúp họ tiết kiệm được nhiều thời gian hơn vì không cần phải theo dõi mỗi ngày và tự tính toán đề lùi lịch mua loại. Bên cạnh đó, việc phải tự xem xét những ngày lễ, ngày cuối tuần để xác định ngày đăng ký cuối cùng còn mất rất nhiều thời gian và công sức của nhà đầu tư.

Làm thế nào để tra cứu ngày giao dịch không hưởng quyền

Để tìm kiếm thông tin về những ngày giao dịch không hưởng quyền, các nhà đầu tư cần lưu ý các lưu ý sau đây:

Xem thêm:   Phiên ATC là gì? Những điều mà nhà đầu tư cần phải biết

Những ký hiệu không hưởng quyền phổ biến

Vào những ngày giao dịch không có hưởng quyền thì trên bảng điện tử sẽ có khả năng xuất hiện những ký hiệu giao dịch tương ứng để nhà đầu tư nhận diện. Cụ thể là:

  • XR: Đây là ký hiệu ám chỉ các giao dịch không hưởng quyền khi đặt mua cổ phiếu hay những chứng chỉ quỹ đầu tư được phát hành thêm cho những cổ đông hiện hữu.
  • XD: Ký hiệu này đại diện cho những giao dịch không hưởng cổ tức của chứng chỉ quỹ và cổ phiếu.
  • XA: Đây là tín hiệu để nhà đầu tư xác định những giao dịch không được hưởng quyền cổ tức, chứng chỉ quỹ đầu tư, quyền mua cổ phiếu phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu của doanh nghiệp trong cùng một ngày.
  • XI: Đại diện cho những giao dịch không hưởng lãi trái phiếu.

Cách thức tra cứu những ngày không hưởng quyền

Nhà đầu tư có thể tìm thông tin bằng cách nhập mã chứng khoán của doanh nghiệp tại trung tâm lưu ký chứng khoán(VSD). Tại đây, bạn sẽ nhìn thấy ngày đăng ký cuối cùng. Sau đó dựa vào lịch để tự tính ngày giao dịch không hưởng quyền(tức là ngày làm việc ngay trước hôm đó).

Điều này do những cơ quan của nhà nước quản lý toàn bộ các vấn đề liên quan tới nghĩa vụ thực hiện quyền(cho các nhà đầu tư). Mặt khác, những cơ quan chịu trách nhiệm việc thông báo giá hay quản lý về ngày giao dịch không hưởng quyền chính là Sở giao dịch.
Tuy nhiên, hiện nay Sở giao dịch vẫn chưa thiết lập những lịch trình cụ thể đề nhà đầu tư tìm kiếm được lịch tra cứu ngày đăng ký cuối cùng.

Kết luận

Trên đây là những thông tin cơ bản để nhà đầu tư nắm bắt được khái niệm về ngày giao dịch không hưởng quyền là gì? Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào chưa thể giải đáp, hãy liên hệ trực tiếp với TaiChinhPlus để được tư vấn tận tình!

Viết một bình luận