Pivot là gì? Vai trò của Pivot đối với hoạt động đầu tư

Pivot là gì không phải câu hỏi dễ để trả lời với mọi người. Tuy nhiên, công cụ này sẽ ngày càng được sử dụng nhiều hơn bởi tính ưu việt.

Để đón đầu xu hướng phân tích này, bạn cần phải hiểu được Pivot là gì. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những kiến thức về khái niệm và cách sử dụng. Chỉ vài phút nghiên cứu là bạn đã có thể trở thành chuyên gia trong lĩnh vực rồi đó!

Pivot là gì

Pivot là gì?

Pivot là gì? Pivot biết đến với tên gọi khác là điểm xoay, sử dụng trong chỉ báo phân tích kỹ thuật. Mục đích chính là xác định xu hướng chung của thị trường trong các khoảng thời gian nhất định. Cụ thể hơn, điểm này dùng để thể hiện trực quan:

  • Mức giá trung bình của giá cao hoặc giá thấp.
  • Giá đóng cửa của các phiên giao dịch trước.

Phân tích Pivot thường kết hợp với việc tính toán các mức hỗ trợ và kháng cự. Hai yếu tố này thường được tính bằng cách:

  • Sử dụng độ rộng của phạm vi giao dịch giữa các điểm xoay.
  • Dựa trên giá cao hoặc thấp của ngày hôm trước.

Cạnh đó, dữ liệu từ phạm vi giao dịch hôm trước sử dụng để xác định 5 điểm Pivot. Chúng bao gồm các loại sau:

  • 1 điểm xoay.
  • 2 mức kháng cự cao hơn gọi là R1 và R2.
  • 2 điểm xoay hỗ trợ thấp hơn là S1 và S2.

Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải thừa nhận rằng Pivot còn tồn tại những nhược điểm. Đó là chưa thuận tiện để tìm điểm cắt lỗ. Đó là do mức kháng cự và hỗ trợ luôn chứng kiến biến động mạnh mẽ.

Bên cạnh đó, tín hiệu dễ bị xuất hiện ngược lại. Nguyên nhân là do khung thời gian phản ánh giá thấp và cao quá gần nhau.

Cách để xác định điểm Pivot

Cách xác định Pivot tương đối dễ dàng. Các nhà đầu tư chỉ cần thu thập dữ liệu trong quá khứ. Chúng bao gồm: giá thấp, cao và giá đóng cửa. Từ đó, áp dụng công thức tính Pivot như sau:

Điểm Pivot = [Giá cao (kỳ trước) + Giá thấp (kỳ trước) + Giá đóng cửa (kỳ trước)] /3

Tiếp theo đó, bạn dựa vào giá trị điểm xoay trên để tính mức hỗ trợ và kháng cự. Chúng lần lượt được áp dụng theo công thức dưới đây. Trong đó, R(Resistance) là kí hiệu của mức kháng cự, S(Support) là kí hiệu của mức hỗ trợ.

  • S1 = (2 x điểm Pivot) – Giá cao(kỳ trước).
  • S2 = Điểm Pivot – (R1 – S1).
  • S3 = Điểm Pivot – (R2 – S2).
  • R1 = (2 x điểm Pivot) – Giá thấp(kỳ trước).
  • R2 = (Điểm Pivot – S1) + R1.
  • R3 = Điểm Pivot – (R2 – S2).

Vai trò của Pivot trong giao dịch

Như phần trên, bạn đã biết Pivot dùng để xác định vùng hỗ trợ và kháng cự tiềm năng. Điểm xoay được coi như các chỉ báo ngày thường, được sử dụng để giao dịch:

  • Hợp đồng tương lai.
  • Hàng hóa.
  • Cổ phiếu.

Đặc biệt, Pivot rất hữu ích cho thị trường ngoại hối. Đó là do có nhiều cặp tiền tệ thường giao động ở giữa R1 và S1. Ngoài ra, nó cùng hay được kết hợp với các dự báo khác như: MA50 hoặc MA200. Qua đó, mức hỗ trợ và kháng cự trở nên mạnh mẽ hơn.

Các nhà giao dịch dựa vào 2 điểm trên để đưa ra các lệnh phù hợp. Các trường hợp phổ biến hay được áp dụng như sau:

  • Sử dụng lệnh BUY khi giá gần các mức hỗ trợ đã xác định.
  • Sử dụng điểm SELL khi giá gần các mức kháng cự.
  • Nhà giao dịch còn xác định các mức chính cần phá vỡ để vào lệnh.
  • Họ cũng thưởng sử dụng Pivot để xác định sự tăng giảm của cặp ngoại tệ.

Tại sao Pivot Point lại thu hút nhà đầu tư?

Pivot Point rất có lợi cho những nhà đầu tư thích giao dịch ngắn hạn, lướt sóng. Họ mong muốn thu lợi từ những biến động nhỏ trên thị trường.

Điểm xoay cũng rất thích hợp với những nhà đầu từ ưa chuộng giao dịch ngược xu hướng. Họ nhìn Pivot để biết dấu hiệu về việc nên bán đi hay mua vào.

Cạnh đó Pivot còn rất hấp dẫn những nhà đầu tư thích giao dịch theo điểm phá vỡ. Họ luôn chờ đợi các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự có khả năng vượt trội. Từ đó, hoạt động thực hiện theo mục đích vượt qua những điểm này.

Như vậy, bạn có thể thấy Pivot thỏa mãn được đa dạng các mục đích của nhà đầu tư. Nó cho họ biết những dấu hiệu dự đoán quan trọng không thể bỏ lỡ.

Sự kết hợp giữa Pivot và MACD

Từ công thức, bạn sẽ thấy Pivot được tính toán dựa trên công thức trung bình về giá. Qua đó, người dùng sẽ tìm kiếm lực cung cầu với 3 điểm chính. Chúng bao gồm: giá cao, giá thấp và giá đóng cửa.

Thông qua đó, nhà đầu tư có thể xác định được vùng thể hiện sức mạnh về giá. Cũng vì điều đó mà sự kết hợp MACD rất quan trọng. Đây là chỉ số động lượng giúp Trader xác định 2 mục tiêu chính:

  • Lực dùng để mua bán giữa 2 phe.
  • Xác định điểm đảo chiều xu hướng.

Điều này mang ý nghĩa tìm kiếm đồng thuận của Pivot cùng với phân kỳ/hội tụ của MACD. Đó cũng có thể là khi giá bật lên chính các vùng R hoặc S. Lúc này MACD chỉ báo sẽ hiển thị đường cắt Signal Line.

Trên đây là những kiến thức bổ ích liên quan đến điểm xoay Pivot Point. Dựa vào đó, bạn có thể phân tích và đoán đầu xu hướng thị trường. TaiChinhPlus mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn câu trả lời Pivot là gì một cách thỏa đáng.

Viết một bình luận