Sản phẩm là gì? 3 cấp độ cấu thành nên sản phẩm

Sản phẩm là gì? Có những cách phân loại nào? 1 sản phẩm hoàn hảo sẽ bao gồm 3 cấp độ cấu thành tạo nên sự khác biệt, thu hút khách hàng.

Bài viết này bạn sẽ hiểu rõ khái niệm sản phẩm là gì? Nó là tất cả những thứ gì được chào bán đáp ứng nhu cầu của con người. Cùng khám phá thêm các cấp độ cấu thành và phân loại sẽ được giới thiệu dưới đây.

Sản phẩm là gì

Sản phẩm là gì?

Sản phẩm là gì? Nó là 1 khái niệm có phạm trù rất rộng và không phải ai cũng hiểu rõ. Bạn sẽ nắm được định nghĩa và cách phân loại nó như sau.

Định nghĩa sản phẩm là gì?

Sản phẩm là tất cả những gì được chào bán nhằm thu hút, mời chào mua hàng trên thị trường. Chúng có khả năng đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng.

Trong tiếng Anh sản phẩm gọi là Product. Nó là 1 phạm trù rất rộng và không phải ai cũng hiểu rõ. 1 sản phẩm luôn bao gồm cả 2 yếu tố vật chất và phi vật chất. Có 3 cấp độ khác nhau cầu thành nên nó.

Phân loại sản phẩm

Sau khi đã hiểu sản phẩm là gì, bạn sẽ biết được cách phân loại sản phẩm. Một số cách nổi bật như sau

  • Phân loại dựa trên mức độ hoàn thành: sản phẩm nông nghiệp và vật liệu thô, sản phẩm công nghiệp.
  • Phân loại theo thói quen của khách hàng: sản phẩm tiêu dùng, sản phẩm mua có suy nghĩ.
  • Phân loại theo tư liệu sản xuất: vật tư, tài sản cố định, vật tư phụ.
Xem thêm:   Quy mô thị trường là gì? Cách xác định quy mô thị trường chi tiết

Chu kỳ sống của 1 sản phẩm

Đặc biệt bạn đã từng nghe đến khái niệm chu kỳ sống của 1 sản phẩm là gì? Nó bao gồm 3 giai đoạn như sau:

  • Xuất hiện trên thị trường: Đây là sản phẩm mới, vừa được quảng bá, lượng tiêu thụ còn rất chậm và khách hàng chưa biết đến hay tin tưởng sử dụng.
  • Thị trường chấp nhận: Sau 1 thời gian, có nhiều người dùng và đưa ra các nhận xét, lan tỏa đến mọi người thông qua truyền miệng kết hợp các chiến lược marketing. Khi đó doanh thu tăng lên.
  • Suy thoái: Thời kỳ này mức độ tiêu thụ rất chậm và lợi nhuận ngày càng giảm. Thị trường bắt đầu chấp nhận 1 sản phẩm cùng loại.

3 cấp độ cấu thành nên sản phẩm

Ngay sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 3 cấp độ tạo nên 1 sản phẩm. Càng ở cấp cao, sản phẩm càng dễ bán và mang lại doanh thu lớn, ở giai đoạn phát triển.

Cấp độ 1: Thể hiện giá trị doanh nghiệp muốn bán cho khách hàng

Đầu tiên là bản chất cốt lõi của sản phẩm. Nó bao gồm các lợi ích căn bản, giá trị mà doanh nghiệp muốn bán cho khách hàng. Trong giai đoạn xâm nhập thị trường, cấp độ này bắt buộc phải thực hiện và tạo điểm nhấn thu hút khách hàng.

Bạn chớ nhầm lẫn giữa lợi ích và tính năng của nó. Nếu bạn không truyền tải tốt lợi ích, khách hàng sẽ không hiểu sản phẩm là gì? Có tác dụng như thế nào?

Ví dụ bạn bán điện thoại, bán nói với khách hàng nó có ram bao nhiêu GB, bộ nhớ như thế nào… Đó là tính năng, họ chỉ thật sự muốn tìm hiểu khi mua chiếc điện thoại bạn chào bán, sẽ nhận lại điều gì? Bạn có thể giới thiệu nó chụp ảnh đẹp, chạy mượt, lưu trữ nhiều thông tin…

Xem thêm:   Proposal là gì? Bật mí 3 mẹo tạo Proposal thu hút khách hàng

Cấp độ 2: Tạo nên yếu tố khác biệt để khách hàng tìm mua

Trên thị trường có vô vàn các sản phẩm mang đến lợi ích giống như của bạn. Do đó, bạn cần tạo nên yếu tố khác biệt để thu hút khách hàng. Cấp độ 1 cho khách hàng biết những yếu tố hiện thực như:

  • Đặc tính sản phẩm.
  • Chỉ tiêu chất lượng.
  • Kiểu dáng.
  • Màu sắc.
  • Chất liệu tạo thành…

Những yếu tố trên dễ dàng cảm nhận bằng các giác quan. Khách hàng khi cầm 2 sản phẩm đều có thể so sánh và quyết định mua hàng. Và các chuyên gia cũng chỉ ra rằng đa số hộ đều mua thông qua yếu tố hiện thực.

Chính vì vậy, người làm marketing cần hữu hình hóa các ý tưởng và lợi ích của sản phẩm.Do đó, thương hiệu cũng là 1 yếu tố của sản phẩm. Nó gắn liền và tạo ra sự khác biệt.

Cấp độ 3: Các yếu tố đánh giá mức độ hoàn chỉnh

Cuối cùng cấp độ 3 là toàn bộ các dịch vụ đi kèm với sản phẩm, mang đến sự hoàn chỉnh. Ví dụ bạn mua tivi thường được tặng kèm loa, vận chuyển tận nhà, phiếu bảo hành hay kệ đỡ…

Nếu 2 cấp độ trên sản phẩm của bạn vẫn chưa được biết đến và thị trường chấp nhận, cấp độ 3 này sẽ giúp bạn khác biệt với đối thủ. Sản phẩm có thể giống nhau nhưng chất lượng dịch vụ hay bảo hành đi kèm dễ dàng khác nhau.

Ví dụ cùng 1 mặt hàng là máy lọc nước, lợi ích và thương hiệu giống nhau. Nhưng 1 bên có bảo hành và vận chuyển đến tận nhà lắp đặt miễn phí, 1 bên dù bán giá thấp nhưng không có dịch vụ đi kèm. Tin rằng khách hàng sẽ chọn bên sản phẩm hoàn chỉnh.

Nói tóm lại qua bài viết này bạn đã nắm được sản phẩm là gì, cách phân loại và 3 cấp độ cấu thành nên nó. Tài Chính Plus tin rằng bạn sẽ dễ dàng tạo nên những sản phẩm chất lượng, khác biệt và mang đến doanh thu lớn.

Viết một bình luận