Thương mại là gì? Vai trò và chính sách xúc tiến thương mại

Thương mại là gì? Đây dường như đã trở thành câu hỏi phổ biến trong thời kỳ hội nhập. Nhiều người trên các lĩnh vực có cùng mối quan tâm này.

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp lời giải đáp toàn diện nhất về thương mại là gì. Cạnh đó, bạn còn biết thêm nhiều hoạt động xúc tiến của lĩnh vực này. Chỉ cần dành một chút thời gian, bạn đã tích lũy được các kiến thức quan trọng rồi đó!

thương mại là gì

Thương mại là gì?

Thương mại là hình thức trao đổi, mua bán của cải, hàng hóa, dịch vụ, kiến thức,…Hoạt động này diễn ra giữa hai hoặc nhiều đối tượng với nhau. Sau quá trình này, các bên sẽ nhận lại được một lợi ích nào đó.

  • Người bán sẽ nhận lại tiền hoặc vật trao đổi nào đó.
  • Người mua nhận được hàng hóa/dịch vụ hoặc hình thức nào đó.

Vai trò của thương mại đối trong sự phát triển kinh tế – xã hội

Trong nền kinh tế thị trường, thương mại giúp thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa. Quá trình này thực hiện dưới sự kiểm soát của nhà nước. Sự ra đời của lĩnh vực này đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lịch sử. Thông qua đó tạo ra những chuyển dịch như:

  • Thúc đẩy, tái định hình sự phân công lao động.
  • Cải thiện quy trình, hướng đến sự chuyên môn hóa.
  • Hợp tác sản xuất.
  • Định hướng theo nền sản xuất hàng hóa lớn…

Bên cạnh đó, thương mại có vai trò to lớn trong tiến trình thương mại hóa – hiện đại hóa. Nó gắn liền với sự phát triển nhiều ngành nghề như:

  • Công nghiệp.
  • Nông nghiệp.
  • Các ngành kinh tế…

Đây là cầu nối giữa hoạt động sản xuất – tiêu dùng và nhiều loại sản phẩm với nhau. Thúc đẩy thương mại đồng nghĩa với rút ngắn chu trình tái sản xuất và nâng cao tốc độ.

Không những thế, thương mại còn có tác động đến sự phát triển nhiều ngành kinh tế. Nó đóng góp các vai trò như:

  • Kích thích phát triển lực lượng sản xuất.
  • Thúc đẩy dòng chảy hàng hóa.
  • Đổi mới chất lượng lao động và tư duy kinh doanh.
  • Cải thiện khả năng đáp ứng.
  • Đưa tiến bộ của phát triển khoa học kỹ thuật vào nhiều lĩnh vực…

Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại

Cán cân thương mại thể hiện mức chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu. Khi lớn hơn 0 nghĩa là tạo ra thăng dư. Ngược lại, nếu con số nhỏ hơn 0, nền kinh tế quốc gia đang có thâm hụt. Trạng thái cân bằng đạt được khi bằng 0.

Nhập khẩu

Thông thường, nhập khẩu có xu hướng tăng khi có sự đi lên của mức thu nhập cá nhân. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào sự tương đối giữa:

  • Hàng hóa sản xuất trong nước.
  • Hàng hóa sản xuất tại nước ngoài.

Cùng một mặt hàng, giá sản phẩm nội địa cao hơn dẫn đến nhu cầu nhập khẩu nhiều hơn. Bên cạnh đó, chiều hướng tiêu dùng ngược lại cũng có thể xảy ra.

Xuất khẩu

Mức độ xuất khẩu cần phụ thuộc vào tình hình nhập khẩu của nước khác. Hàng hóa/dịch vụ tạo ra phải dựa trên tính toán về sản lượng, thu nhập của quốc gia nhập khẩu. Từ đó, các chính sách hợp lý được đưa ra nhằm tối đa lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro.

Tỷ giá hối đoái

Đây là yếu tố quan trọng, tác động đến giá cả của hàng nội địa và quốc tế. Khi tỷ giá đồng tiền của một quốc gia tăng lên sẽ dẫn đến:

Giá hàng hóa nhập khẩu rẻ hơn.

Giá hàng xuất khẩu tăng cao hơn.

Thu thập

Khi thu nhập tăng kéo theo nhu cầu dùng hàng nhập khẩu cũng tăng lên. Khi nước ngoài đạt sự tăng trưởng kinh tế nhất định, họ cũng nâng cao hoạt động nhập khẩu. Đây là cơ hội tạo ra hợp tác và thay đổi trong cán cân của cả hai quốc gia.

Tỷ lệ trao đổi

Tỷ lệ trao đổi cũng phán ánh và ảnh hưởng nhiều đến cán cân thương mại. Nó được xác định dưa trên 2 yếu tố là:

Giá mà một nước có thể chi trả cho hàng nhập khẩu.

Sự tương quan với giá xuất khẩu của nước đó.

Các chính sách

Cán cân thương mại ảnh hưởng rất nhiều dưới sự điều chỉnh chính sách thuế, bảo hộ hàng hóa. Quốc gia có thể hạn chế nhập khẩu một số mặt hàng nhất định. Điều này giúp kích thích sự phát triển của tiêu dùng nội địa và sự cân bằng.

Các hình thức xúc tiến thương mại

Để thúc đẩy thương mại, mỗi quốc gia hoặc doanh nghiệp sẽ có các chính sách khác nhau. Thông qua đó, họ sẽ tìm kiếm thêm nhiều cơ hội hợp tác và nâng cao thương hiệu. Dưới đây là một số các hình thức phổ biến hay được sử dụng.

Khuyến mãi

  • Khuyến mãi hướng đến mục đích kích cầu của người tiêu dùng. Điều này thực hiện thông qua việc tạo ra những lợi ích nhất định cho khác hàng như:
  • Hỗ trợ.
  • Cạnh tranh lành mạnh.
  • Không có sự phân biệt đối xử.
  • Không lạm dụng lòng tin khách hàng.
  • Nâng cao chất lượng hàng hóa/dịch vụ.
  • Đề cao sự trung thực, công khai và minh bạch…

Quảng cáo thương mại

Quảng cáo nhằm mục đích giới thiệu sản phẩm/dịch vụ đến với khách hàng. Nó được thể hiện thông qua hình ảnh, âm thanh, tiếng nói, chữ viết,…Ngoài ra, các phương tiện quảng bá được sử dụng phổ biến như:

  • Các bản phẩm.
  • Phương tiện truyền tin.
  • Phương tiện truyền thông đại chúng.
  • Sử dụng bảng, biển,…

Trưng bày cũng như giới thiệu hàng hóa/dịch vụ

Đây cũng là một trong những hình thức thúc đẩy nhanh chóng hoạt động thương mại. Nó thường thể hiện thông qua:

  • Tổ chức các buổi trưng bày.
  • Tổ chức hội nghị, hội thảo.
  • Giới thiệu trực tuyến…

Tổ chức hội chợ và triển lãm

Đây là nơi thuận lợi cho việc xúc tiến thương mại và cơ hội kí kết hợp đồng. Chúng thường được tổ chức tập trung trong không gian và thời điểm nhất định. Tuyên truyền là ưu tiên hàng đầu hướng đến, chứ không phải mục đích thương mại.

Trên đây là tất cả những thông tin nhằm giải thích khái niệm và các hoạt động liên quan. Thông qua đó, bạn đọc sẽ có tầm nhìn bao quát hơn về bối cảnh hiện nay. Tài Chính Plus mong rằng đã đem đến cho bạn câu trả lời đầy đủ nhất về thương mại là gì.

Viết một bình luận