Tiêu sản là gì? Kinh nghiệm quản lý tài chính từ Robert Kiyosaki

Tiêu sản là gì? Vì sao các chuyên gia luôn khuyên bạn nên hạn chế mua tiêu sản? Làm thế nào để quản lý tài chính hiệu quả?

Bài viết dưới đây sẽ giải đáp giúp bạn tiêu sản là gì? Bên cạnh đó, bạn cũng nắm rõ kinh nghiệm phân chia dòng tiền từ Robert Kiyosaki. Tin rằng bạn dễ dàng đạt đến tự do tài chính nhanh chóng

Tiêu sản là gì

Tiêu sản là gì?

Tiêu sản là những thứ bạn bỏ tiền ra để sở hữu, và tiếp tục phải dùng tiền để duy trì chúng mà không tạo ra giá trị vật chất gì, hoặc có tạo gia giá trị vật chất nhưng không đủ để bù đắp số vốn bạn đã bỏ ra.

Ví dụ: như bạn mua xe ô tô để phục vụ nhu cầu đi lại. Sau đó, bạn cần dùng tiền chi cho việc bảo dưỡng, xăng xe, bảo hiểm, thậm chí nộp thuế… để duy trì sử dụng nó. Mà nó chỉ làm tăng chi phí thay vì thu nhập, không tạo ra giá trị bù đắp so với số tiền mà bạn đã bỏ ra thì chiếc oto đó được gọi là tiêu sản.

Còn nếu bạn mua một chiếc xe đó nhằm mục đích, kinh doanh dịch, tạo ra lợi nhuận như (Taxi, xe đưa đón khách du lịch,..) Nếu lợi nhuận này có thể bù đắp được số tiền mà bạn đã chi trả mua xe ban đầu. Thì đó lại được gọi là tài sản

Phân biệt tài sản và tiêu sản

Sau khi đã hiểu rõ khái niệm tiêu sản là gì, một số người băn khoăn nó khác gì so với tài sản? Sự khác nhau giữ tiêu sản và tài sản đó là:

Xem thêm:   Hạn mức tín dụng là gì? Quy định cần biết về hạn mức thẻ tín dụng

Tài sản là những thứ bạn bỏ tiền ra sở hữu nhưng chúng tiếp tục tạo ra lợi nhuận, làm tăng cột thu nhập. Ví dụ như chứng khoán, bất động sản cho thuê, hàng hóa kinh doanh… Ngược lại tiêu sản làm tăng cột chi chí như nợ tín dụng, điện thoại đắt tiền, vay nợ mua nhà để ở…

Từ đó, bạn dễ dàng nhận thấy tài sản và tiêu sản là 2 mặt trái của tài chính. Khi bạn dùng khoản tiền mua tài sản, bạn tăng thêm thu nhập và trở lên giàu có hơn. Tuy nhiên nếu mua tiêu sản, chi phí phát sinh, tài chính eo hẹp, không còn vốn đầu tư sinh lời.

Trong cuộc sống, không thể nào chỉ có tài sản mà không tiêu sản hoặc ngược lại. Mọi thứ cần cân bằng và tùy thuộc vào điều kiện mỗi người. Khi bạn giàu có, cột tài sản đã đủ, những tiêu sản không ảnh hưởng quá nhiều đến dòng tiền của bạn.

Nhưng nếu bạn đang khó khăn tài chính hoặc chưa dư dả, nên tích cực mua tài sản. Ví dụ như:

  • Đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu…
  • Mua 1 mảnh đất kiếm lời.
  • Mở quán cafe.
  • Xây nhà trọ cho thuê…

Kinh nghiệm quản lý tài chính từ Robert Kiyosaki

kinh nghiệm quản lý tài chính

Không dừng lại ở đó, bạn nên học ngay những kinh nghiệm quản lý ngân sách từ Robert Kiyosaki. Người giàu có đều nắm được sự khác biệt giữa tài sản và tiêu sản là gì? Họ biết cách cân đối và tạo ra càng nhiều tài sản càng tốt nhưng vẫn hưởng thụ trọn vẹn cuộc sống.

Họ luôn cố gắng gia tăng tích lũy số tài sản như đất đai, nhà cho thuê, kho xưởng, doanh nghiệp… Nó nặng hơn nhiều so với ít tiêu sản hưởng thụ. Vì vậy, những người này ngày càng trở lên giàu có. Robert Kiyosaki đã giới thiệu mô hình chia thu nhập của bạn thành 3 phần như dưới đây.

Xem thêm:   Tiền là gì? 3 Chức năng cơ bản của tiền tệ

Ngân sách sinh hoạt

Khoản tiền bạn dùng cho các mục đích chi tiêu sinh hoạt hàng ngày bao gồm cả mua tiêu sản nằm trong ngân sách này. Thông thường nó sẽ chiếm phần nhiều nhất đến 50%, thậm chí 60%. Bạn luôn cần tìm cách giới hạn và tối ưu nó.

Dù đang trong giai đoạn khó khăn nhưng bạn hoàn toàn có thể dành một chút tiền mua thứ mình thích hoặc trải nghiệm các dịch vụ. Nếu coi xe ô tô là tiêu sản nhưng nó giúp bạn thăng tiến trong công việc, tăng nguồn thu nhập, bạn vẫn nên mua.

Ngân sách đầu tư

30% tiếp theo bạn nên dành cho ngân sách đầu tư để thu về lợi nhuận, tăng thu nhập. Bạn có thể mua cổ phiếu, chứng khoán hoặc Startup với 1 loại hàng hóa, dịch vụ. Tất cả những thứ có thể sinh lời sẽ lấy nguồn tiền từ ngân sách này.

Ngân sách từ thiện

Cuối cùng dù cuộc sống hiện tại của bạn vẫn còn khó khăn nhưng ngoài kia có rất nhiều mảnh đời bất hạnh hơn. Bạn nên trích 1 phần nhỏ để làm từ thiện, đóng góp cho xã hội. Như vậy bạn đã nắm rõ cách phân chia thu nhập hợp lý, trọn vẹn cuộc sống và tiến đến tự do tài chính.

Hy vọng qua bài viết này bạn đã nắm được những kinh nghiệm sử dụng dòng tiền từ Robert Kiyosaki. Muốn trở lên giàu có hơn, bạn cần hiểu rõ tài sản, tiêu sản là gì và cân bằng chúng. Tai Chinh Plus tin rằng bạn sẽ tự do tài chính nhanh chóng nếu áp dụng bí quyết trên.

Pass: udefdd

Viết một bình luận