Working Capital là gì dường như đã trở thành câu hỏi phải nắm được trong ngành tài chính. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về nó.
Nếu bạn cũng đang phân vân Working Capital là gì, hãy đọc ngay bài viết này. Thông tin được cung cấp không chỉ dừng lại ở khái niệm. Bạn còn biết thêm về cách phân loại cũng như giải nghĩa kết quả tính toán. Với một vài phút nghiên cứu là bạn đã có thể quản lý dòng vốn tốt hơn rồi đó!
Nội Dung Chính
Working Capital là gì?
Working Capital là một trong những thước đo tài chính. Nó đại diện cho thanh khoản vận hành có sẵn cho những đối tượng sau:
- Doanh nghiệp.
- Tổ chức.
- Thực thể khác, bao gồm cả cơ quan chính phủ.
Working Capital mang nghĩa vốn lưu động và là một phần của vốn hoạt động. Nó có vị trí tương đương như những tài sản cố định khác: nhà máy, thiết bị,…
Vốn lưu động là nguồn lực sẵn có, đảm bảo cho sự hoạt động bình thường trong doanh nghiệp. Đó có thể là mua nguyên liệu, trả lương nhân viên, thanh toán nợ ngân hàng,…
Tiêu chí phân loại vốn lưu động
Có rất nhiều cách để phân loại Working Capital khác nhau. Chủ doanh nghiệp hay quản lý cần nắm rõ những dạng của vốn lưu động. Điều này nhằm mục đích vận hành và sử dụng nguồn tiền hiệu quả trong khả năng tài chính.
Dựa theo vai trò
Cách phân loại đầu tiên là dựa trên vai trò, mục đích sử dụng vốn. Theo đó, bạn cần nắm được 3 dạng Working Capital sau:
- Vốn lưu động trước sản xuất: Bao gồm tiền cần chi cho nguyên vật liệu, nhiên liệu, công cụ,…
- Vốn lưu động trong sản xuất: Liên quan đến những sản phẩm chưa hoàn thiện.
- Vốn lưu động trong lưu thông: Bao gồm thành phẩm, tiền, khoản đầu tư ngắn hạn,…
Dựa theo hình thái biểu hiện
Dựa trên hình thái biểu hiện, bạn có thể phân loại vốn lưu động thành 2 dạng khác nhau. Chúng có những đặc điểm sau:
- Vốn dưới dạng vật tư, hàng hóa: Cụ thể là nguyên, nhiên liệu trước sản xuất/thành phẩm dang dở.
- Vốn bằng tiền: Đó có thể là tiền mặt, gửi ngân hàng, trong các khoản đầu tư chứng khoán,…
Dựa theo quan hệ sở hữu
Bạn cũng có thể phân loại Working Capital dựa trên mối quan hệ sở hữu. Thông thường, nguồn tiền sẽ ở dưới 2 dạng sau:
- Vốn chủ sở hữu: Thuộc về doanh nghiệp. Họ có toàn quyền sử dụng, chi phối và định đoạt chúng.
- Các khoản nợ: Đây là nguồn vay vốn. Chúng đến từ ngân hàng hoặc tổ chức tài chính khác. Doanh nghiệp chỉ được phép sử dụng trong khoảng thời gian nhất định.
Dựa trên nguồn gốc hình thành
Vốn lưu động có thể đến từ sự đóng góp, cấu thành của nhiều nguồn khác nhau. Dựa trên khía cạnh này, bạn có thể phân loại như sau:
- Vốn điều lệ: Hình thành ngay khi mới bắt đầu thành lập doanh nghiệp.
- Vốn tự bổ sung: Được cung câp trong quá trình sản xuất/kinh doanh.
- Vốn liên doanh, liên kết: Hình thành từ việc góp vốn liên doanh của các bên tham gia.
- Vốn đi vay: Đến từ các ngân hàng, tổ chức tài chính.
- Vốn huy động: Có được bằng cách phát hành trái phiếu, cổ phiếu.
Dựa theo thời gian huy động và sử dụng vốn
Cách cuối cùng để phân loại vốn lưu động là dựa trên thời gian huy động và sử dụng. Chúng được chia ra làm 2 loại như sau:
- Vốn lưu động tạm thời: Có tính chất ngắn hạn. Nó thường là khoản vay ngân hàng/tổ chức tài chính.
- Vốn lưu động thường xuyên: Có tính chất ổn định. Nó giúp việc quản lý hiệu quả, phù hợp với điều kiện doanh nghiệp.
Các nhân tố tác động đến Working Capital
Nguồn vốn lưu động trong doanh nghiệp ảnh hưởng bởi 3 yếu tố chính. Bạn cần nắm được những điều này để quản lý hiệu quả hơn:
- Nhân tố về mặt cung ứng vật tư là điều đầu tiên cần chú ý. Chúng bao gồm: nơi cung cấp nguyên vật liệu, kỳ hạn giao hàng, khối lượng hàng, tính thời vụ,…
- Nhân tố về mặt sản xuất cũng rất có tầm ảnh hưởng. Nó là những đặc điểm về kỹ thuật/công nghệ, độ khó của quy trình, trình độ tổ chức…
- Nhân tố về mặt thanh toán là điểm thứ ba. Nó hướng đến hình thức và thủ tục thanh toán mà doanh nghiệp lựa chọn.
Công thức tính vốn lưu động
Công thức tính Working Capital không quá khó để hiểu cũng như áp dụng. Tuy nhiên, bạn cần phải thực sự nắm được bản chất để có đánh giá chuẩn xác nhất.
Working Capital = tài sản ngắn hạn – nợ ngắn hạn phải trả
Trong đó, tài sản ngắn hạn phải là những thứ không ở dưới dạng tiền mặt. Nó có đặc tính là dễ chuyển đổi thành tiền trong thời gian ngắn. Nợ phải trả ngắn hạn là những khoản mà doanh nghiệp phải có trách nhiệm trả trong 1 năm.
Giải nghĩa kết quả Working Capital
Vậy sau khi đã tính ra kết quả vốn lưu động, con số này có ý nghĩa gì? Nó có thể rơi vào 2 trường hợp sau đây:
- Vốn lưu động dương: Chứng tỏ tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ phải trả. Nó cho biết hoạt động sản xuất/kinh doanh diễn ra bình thường.
- Vốn lưu động âm: Chứng tỏ tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ phải trả. Con số nói rằng, doanh nghiệp chưa có khả năng thanh toán nợ. Đây là dấu hiệu cho sự gián đoạn sản xuất hoặc phá sản.
Trên đây là những điều mà doanh nghiệp cần biết để quản lý nguồn vốn tốt hơn. Bằng cách sử dụng, điều động hợp lý mới có thể đảm bảo được sự phát triển bền vững. Tai Chinh Plus tin rằng bạn đã thực sự hiểu ý nghĩa của Working Capital là gì.