Mô hình Harmonic là gì? Các mô hình Harmonic phổ biến trong Forex

Mô hình Harmonic là gì? Làm thế nào để nhận biết các mô hình Harmonic quan trọng trong Forex? Đây là những điều được các Trader rất quan tâm khi đầu tư.

Nếu đang băn khoăn về Harmonic, đừng quên đọc ngay bài viết này. Dưới đây là những thông tin chi tiết về mô hình Harmonic trong thị trường tài chính. Tin rằng, qua đó bạn sẽ có thêm nhiều hiểu biết để đầu tư hiệu quả hơn.

mô hình giá Harmonic

Mô hình Harmonic là gì?

Với những Trader lâu năm trên thị trường Forex, khái niệm mô hình Harmonic là gì không còn xa lạ. Việc hiểu rõ mô hình Harmonic giúp các nhà đầu tư xác định thời điểm đặt lệnh mua – bán hiệu quả. Nhờ vậy mang đến hiệu quả đầu tư tốt nhất.

Mô hình Harmonic là mô hình giá được phát triển bởi Harold M.Gartley vào năm 1932. Đây là một nhà phân tích kỹ thuật tài chính, chứng khoán lớn. Mô hình Harmonic là một mô hình 5 điểm có thể không cân bằng. 5 điểm này sẽ được nối lại với nhau tạo thành các ngọn núi liền kề.

Dựa trên hình dạng của ngọn núi 5 điểm, các Trader sẽ xác định được biến động giá thị trường. Theo đó nếu liên kết của 5 điểm tạo thành 2 ngọn núi liền kề có nghĩa thị trường đang tăng giá. Nếu tạo thành 2 ngọn nút đảo ngược thị trường đang giảm giá.

Sau này, các nhà phân tích khác đã dựa trên mô hình Harmonic kết hợp với các tỷ lệ Fibonacci để tạo thành các biến thể. Với các Trader, mô hình này là căn cứ để quản lý rủi ro và xây dựng quy tắc giao dịch. Từ đó đảm bảo hiệu quả đầu tư luôn tốt nhất.

Ưu điểm của mô hình giá Harmonic

– Mô hình giá Harmonic được tổng hợp từ những chỉ số giá thực tế giúp nhà đầu tư có cái nhìn trực quan nhất.

Xem thêm:   Đầu tư Forex là gì? Những điều cần biết khi tham gia thị trường Forex

– Với những Trader hiểu rõ mô hình Harmonic là gì có thể ứng dụng mô hình này với tất cả các loại tài sản. Đặc biệt, bạn có thể áp dụng ở bất cứ khung thời gian giao dịch nào.

– Kết hợp giữa mô hình Harmonic với các chỉ báo kỹ thuật là cơ sở tăng độ tin cậy trong một giao dịch tài chính.

Nhược điểm của mô hình Harmonic

– Các bước giao dịch với mô hình Harmonic khá phức tạp. Theo đó nhà đầu tư cần thông qua việc đo lường tỷ lệ Fibonacci. Với nhà đầu tư mới, chưa có kinh nghiệm và chưa hiểu rõ mô hình Harmonic là gì sẽ rất khó tính toán.

– Mô hình Harmonic rất giống với các mô hình tài chính khác như 2 đỉnh, 2 đáy. Điều này khiến các nhà đầu tư dễ nhầm lẫn và nhận định không chính xác, ảnh hưởng tới kết quả giao dịch.

Các mô hình phổ biến trong Forex

Khi tìm hiểu sâu mô hình Harmonic bạn sẽ thấy được sự phức tạp của mô hình giá này. Đó không đơn thuần chỉ là một mô hình 5 điểm A-B-C-D. Phải nắm rõ thật chắc bản chất của mô hình Harmonic bạn mới có thể tránh sai sót. Hiện nay thị trường Forex hiện hữu những mô hình giá Harmonic cơ bản dưới đây.

Mô hình Gartley

Mô hình Gartley Harmonic

Đây là mô hình Harmonic nguyên thủy và được bổ sung thêm chỉ số tỷ lệ Fibonacci. Trong mô hình Gartley tăng giá(Bullish Gartley) các điểm giá có sự thay đổi đồng thời tạo thành mô hình có chiều hướng đi lên. Thời điểm này, các Trader nên vào lệnh mua sẽ hiệu quả hơn.

Ngược lại với mô hình Gartley giảm giá(Bearish Gartley), thị trường có xu hướng đi xuống. Đây là thời điểm thích hợp để nhà đầu tư bán ra.

Mô hình AB = CD

mô hình ab = cd

Đây có lẽ là mô hình đơn giản nhất trong Harmonic. Dựa trên mô hình AB = CD, nhà đầu tư sẽ nhận ra tín hiệu đảo chiều xu hướng. Trong mô hình này, đoạn AB và CD sẽ di chuyển theo xu hướng của thị trường. Sau khi giá trị AB = BD thị trường sẽ đảo chiều.

Xem thêm:   Tài khoản Cent là gì? 3 lý do nên mở tài khoản Cent trên sàn Forex

Mô hình 3 sóng

Mô hình ba sóng Three Drive forex

Mô hình 3 sóng hay còn được gọi là Three Drive. Mô hình này khá giống với mô hình AB = CD. Tuy nhiên, trong Three Drive được tạo thành từ 3 sóng chính và 2 sóng điều chỉnh.
Khi các điểm sóng tạo thành mô hình Bearish Three Drive, thị trường sẽ đảo chiều giảm. Đây là lúc các Trader nên vào lệnh bán để thu lợi ngay. Ngược lại, nếu tạo thành mô hình Bullish Three Drive, nhà đầu tư nên khớp lệnh mua vào.

Mô hình Bat Pattern

Mô hình Bat Pattern

Mô hình Bat Pattern hay mô hình Con dơi. Nhiều người không hiểu rõ Harmonic là gì thường nhầm lẫn giữa mô hình Bat Pattern với mô hình Gartley nguyên thủy. Tuy nhiên, trong đây tỷ lệ Fibonacci sẽ khác nhau. Theo đó, đoạn giá trị CD sẽ được điều chỉnh xa hơn.

Mô hình Butterfly Pattern

Mô hình Butterfly Pattern

Mô hình Butterfly Pattern còn được biết đến là mô hình con bướm. Trong mô hình tăng giá, điểm D thấp hơn điểm X. Ngược lại trong Bearish Butterfly Pattern, điểm D sẽ cao hơn điểm X. Nếu điểm D hoàn thành thị trường sẽ tăng trở lại. Đây là thời điểm để các Trader khớp lệnh mua vào.

Ngược lại, nếu sau khi kết thúc mô hình Bearish Butterfly, giá sẽ có xu hướng giảm. Để đảm bảo hiệu quả đầu tư, các Trader nên đặt lệnh bán ra ngay lúc này.

Mô hình Crab Pattern

Mô hình Crab Pattern

Với mô hình Crab Pattern(mô hình con cua), nhà đầu tư nên đặt lệnh bán ra khi các điểm kết nối tạo thành Bearish Crab. Tùy vào giá thị trường được điều chỉnh tăng hay về mức thoái lui mà mô hình Crab Pattern có sự chuyển biến. Các Trader cần căn cứ vào sự biến động này để có quyết định khớp lệnh phù hợp.

Như vậy, các mô hình giá Harmonic ảnh hưởng rất nhiều tới quyết định của nhà đầu tư trong giao dịch. Hy vọng với những thông tin trên đây bạn đã hiểu mô hình Harmonic là gì. Nếu cần tư vấn chi tiết hơn, bạn có thể liên hệ trực tiếp tới TaiChinhPlus ngay hôm nay nhé!

Viết một bình luận