Vốn là gì? Vốn có vai như thế nào trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, tại sao nó lại yếu tố khiến cho doanh nghiệp phải chú trọng?
Để giải đáp các thắc mắc trên, hãy bớt chút thời gian để tìm hiểu ngay bài viết dưới đây bạn nhé. Tin rằng với những kiến thức mà chuyên trang cung cấp, quý độc giả sẽ bỏ túi được nhiều điều bổ ích!
Nội Dung Chính
Vốn là gì?
Vậy vốn là gì? Vốn là toàn bộ giá trị tài sản được doanh nghiệp đầu tư để tiến hành cho các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời. Chúng có thể là toàn bộ của cải vật chất do con người tạo ra và tích lũy được qua thời gian hay những thứ được thiên nhiên ưu ái ban tặng như khoáng sản, đất đai…
Để có thể tiến hành các hoạt động sản xuất, doanh nghiệp cần phải có các yếu tố đầu vào như sức, đối tượng và tư liệu lao động. Họ cần ứng ra lượng chi phí để mua sắm nguyên vật liệu, đầu tư máy móc, trả tiền nhân công…Số tiền này được gọi là vốn ban đầu của doanh nghiệp.
Các đặc điểm cơ bản về vốn doanh nghiệp
Vốn doanh nghiệp có những đặc điểm cơ bản chính sau đây:
– Chúng đại diện cho lượng giá trị thực của tài sản hữu hình(nhà xưởng, máy móc, thiết bị…) và vô hình(bằng sáng chế, nhãn hiệu thương mại…) mà doanh nghiệp đầu tư và tích lũy được trong quá trình sản xuất nhằm tạo ra các giá trị thặng dư.
– Luôn vận động với mục tiêu là để sinh lời.
– Phải được tích tụ đến một lượng nhất định thì mới phát huy được tác dụng, tức là với một lượng vốn đủ lớn mới có thể sử dụng đầu tư mục đích sinh lợi nhuận.
– Gắn liền với một chủ sở hữu nhất định: Họ có toàn quyền sử dụng và định đoạt số vốn của mình.
– Trong quá trình tồn tại, vốn được chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác: Chúng biến đổi thành các dạng như nguyên, nhiên vật liệu đầu vào, sản phẩm dở dang hay hàng tồn kho và kết thúc lại trở về hình thái tiền tệ ban đầu.
– Có giá trị về mặt thời gian: Một đồng vốn ở hiện tại sẽ có giá trị khác với trong tương lai.
Phân loại vốn doanh nghiệp
Tùy theo các tiêu thức mà vốn được phân chia theo nhiều loại khác nhau:
Theo đặc điểm luân chuyển của vốn
Dựa vào các đặc điểm luân chuyển của vốn, chúng được chia thành hai loại:
Vốn lưu động
Vốn lưu động biểu hiện bằng tiền của các tài sản ngắn hạn nên các đặc điểm vận động luôn chịu sự chi phối bởi những tính chất của loại tài sản này. Trong quá trình chu chuyển, chúng mang những đặc điểm sau:
– Luôn thay đổi hình thái biểu hiện qua từng giai đoạn trong quá trình sản xuất kinh doanh.
– Dịch chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần vào quá trình sản xuất và được hoàn lại toàn bộ sau mỗi chu kỳ kinh doanh.
Vốn cố định
Vốn cố định là giá trị của các loại tài sản cố định. Những loại này có giá trị lớn, thời gian sử dụng kéo dài qua nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình luân chuyển, chúng có những đặc điểm như sau:
– Chu chuyển từng phần qua nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
– Vốn cố định sẽ hoàn thành một vòng luân chuyển khi tái đầu tư được tài sản cố định(doanh nghiệp thu hồi đủ tiền khấu hao tài sản cố định)
Theo kết quả của các hoạt động đầu tư
Dựa vào kết quả của hoạt động đầu tư, vốn được phân thành 3 loại sau đây:
Vốn đầu tư vào các tài sản lưu động
Số vốn dùng để hình thành các tài sản lưu động phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể bằng vật tư hàng hóa, bằng tiền, các khoản phải thu hay các loại tài sản lưu động khác của doanh nghiệp.
Vốn đầu tư vào các tài sản tài chính
Số vốn doanh nghiệp dùng để đầu tư vào các tài sản tài chính như trái phiếu, cổ phiếu của doanh nghiệp hay chính phủ, chứng chỉ quỹ đầu tư, kỳ phiếu ngân hàng và các giấy tờ có giá trị khác.
Vốn đầu tư vào các tài sản cố định
Loại vốn này dùng để hình thành các tài sản cố định hữu hình và vô hình. Bao gồm các phương tiện vận tải, máy móc nhà xưởng, thiết bị hay các bằng sáng chế, nhãn hiệu độc quyền…của doanh nghiệp.
Vai trò của vốn trong doanh nghiệp
Đến đây hẳn bạn đã hiểu được vốn là gì rồi đúng không. Vậy nó có vai trò như thế nào trong doanh nghiệp? Vốn chính là điều kiện tiên quyết và quan trọng nhất cho sự tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp. Nó giúp trang bị các cơ sở vật chất cần thiết để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo khả năng sinh lời.
Bên cạnh đó, số lượng vốn cũng là một tiêu thức quan trọng để xếp doanh nghiệp vào quy mô lớn hay nhỏ. Từ đó, giúp sử dụng thích hợp các yếu tố đầu vào. Chẳng hạn, một tổ chức có vốn ít sẽ sử dụng máy móc với công nghệ trung bình và ngược lại.
Ngoài ra, chúng còn là yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo sự tồn tại tư cách pháp nhân của một doanh nghiệp trước pháp luật. Là cơ sở để có thể tiếp tục đầu tư sản xuất, thâm nhập vào thị trường tiềm năng. Từ đó giúp mở rộng quy mô và nâng cao uy tín trên thương trường.
Bài viết trên đây đã phân tích chi tiết về thuật ngữ vốn là gì. Đồng thời đã nêu bật được những vai trò quan trọng của chúng đối với mọi doanh nghiệp. Nếu bạn đọc còn điều gì thắc mắc, hãy theo dõi ngay Tài Chính Plus để cập nhật thêm kiến thức hữu ích nhé!