Benchmark là gì và chúng có vai trò gì trong hoạt động kinh tế? Thắc mắc này được rất nhiều độc giả gửi đến Taichinhplus.net trong thời gian qua.
Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu mọi thông tin về Benchmark. Hy vọng, những gì mà chúng tôi cung cấp dưới đây sẽ không làm lãng phí thời gian của bạn!
Nội Dung Chính
Benchmark là gì, tầm quan trọng của chỉ số đánh giá?
Benchmark không còn là khái niệm quá mới mẻ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết Benchmark là gì và cách để phân loại Benchmark. Vậy hãy cùng tìm hiểu về Benchmark ngay nhé!
Định nghĩa Benchmark là gì?
Benchmark là gì? Khái niệm này được dịch từ tiếng Anh, có nghĩa là điểm chuẩn. Theo đó, Benchmark thực chất có nghĩa là tiêu chí, tiêu chuẩn dùng để phân tích, so sánh, đánh giá giữa các công ty cùng hoạt động trong 1 lĩnh vực hoặc các bộ phận cùng trong 1 công ty với nhau.
Hiện tại, chỉ số này được sử dụng rất nhiều, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Tìm hiểu Benchmark là gì sẽ giúp bạn có được sự so sánh cho bất cứ sản phẩm, quy trình nào. Các tiêu chí cơ bản để đo lường bao gồm: thời gian, chi phí, chất lượng, hiệu quả, sự hài lòng của khách hàng.
Mục đích chính của Benchmark là so sánh hoạt động của bạn với những đối thủ cạnh tranh. Nhờ đó, tạo ra ý tưởng để cải tiến phương pháp, quy trình nhằm gia tăng lợi nhuận, giảm chi phí cho doanh nghiệp.
Tầm quan trọng của Benchmark
Trong hoạt động tài chính thì S&P 500 và Dow Jones là chỉ số Benchmark quan trọng nhất. Chúng đại diện và đánh giá tổng quan thị trường. Thiết lập và xác định chỉ số đánh giá ảnh hưởng rất lớn đến đầu tư cá nhân. Tùy thuộc vào nhiệm vụ, chiến lược cụ thể, các chỉ số này cũng khác nhau.
Benchmark tốt phải phản ánh được đúng chiến lược, phong cách, chiến lược của đầu tư. Đồng thời, thể hiện được sự kỳ vọng vào lợi nhuận của nhà đầu tư.
Lấy ví dụ cụ thể, Russell 2000 là chuẩn mực rất thích hợp với danh mục đầu tư độc quyền vào lĩnh vực cổ phiếu vốn hóa nhỏ tại thị trường trong nước. Thế nhưng, có thể chúng không phù hợp đầu tư vào trái phiếu.
Những lợi ích của Benchmark
Sau khi tìm hiểu Benchmark là gì, bạn có từng thắc mắc về lợi ích của chúng? Đo điểm chuẩn là quá trình đo lường hiệu suất các dịch vụ, sản phẩm quy trình của công ty. Benchmarking sẽ xác định các cơ hội cải tiến cho doanh nghiệp bằng cách nghiên cứu các công ty khác.
Khi phân tích, nghiên cứu những yếu tố tạo nên sự vượt trội, bạn sẽ phải so sánh với các hoạt động của công ty khác. Như vậy, bản thân công ty, doanh nghiệp này sẽ thay đổi theo hướng tích cực hơn, mang lại những cải tiến tích cực hơn.
Điều này đồng nghĩa với việc các tính năng của sản phẩm sẽ được thay đổi. Người dùng sẽ được đáp ứng nhu cầu một cách tối đa nhất, nâng cao chất lượng trải nghiệm.
Các tổ chức, doanh nghiệp đang sử dụng phương pháp đánh giá này cho biết Benchmark thu lại lợi ích gấp 10 lần so với chi phí bỏ ra. Chúng giúp xác định được quy trình nào cần hoàn thiện, đặt mục tiêu để hoàn thiện hơn.
Ngoài ra, sử dụng Benchmark còn cho biết việc xây dựng mục tiêu trước đó có khả thi hay không. Nói cách khác là khoảng cách giữa quy trình kinh doanh trong khâu thực tiễn có được tối ưu không.
Muốn công ty hoạt động tốt, bạn cần biết được doanh nghiệp của mình đang hoạt động ở mức nào so với các đơn vị khác. Bạn cũng phải biết được khâu nào đang yếu, cần bỏ thời gian, công sức để cải tiến chúng.
Tìm hiểu các bên liên quan, cấp độ áp dụng Benchmarking trong kinh doanh
Để hiểu cặn kẽ Benchmark là gì, bạn cần tìm hiểu các bên liên quan cũng như các cấp độ áp dụng phương pháp này trong kinh doanh.
Các bên liên quan
Sẽ có 3 bên liên quan mật thiết đến Benchmark bao gồm:
– Bộ phận kinh doanh: Bộ phận kinh doanh sẽ phải tìm ra các dịch vụ mới lạ, hiệu quả nhằm đáp ứng mục tiêu đã đề ra. Mối quan tâm lớn nhất của khách hàng là có cải thiện được chất lượng dịch vụ hay không. Bởi thế, cần hỗ trợ kinh doanh thông qua dịch vụ doanh nghiệp.
– Người sử dụng: Bất cứ ai sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp, tiếp cận thông tin, tiến hành các giao dịch đều có mối quan tâm chung. Đó là các dịch vụ sẽ được cải thiện như thế nào để đáp ứng nhu cầu của họ.
– Nhà cung cấp dịch vụ: Mối quan tâm chính của nhà cung cấp là sẽ cải tiến phương pháp như thế nào để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, dịch vụ nào hiệu quả, chi phí, thời gian cung cấp cũng là vấn đề được quan tâm.
3 cấp độ áp dụng cơ bản
Sẽ có 3 cấp độ Benchmark được áp dụng cơ bản trong hoạt động kinh doanh gồm:
– Cấp độ hoạt động: Được áp dụng trong từng đơn vị riêng lẻ.
– Cấp độ chức năng: Áp dụng trong toàn bộ tổ chức, giúp ích cho tất cả các bộ phận bên trong của tổ chức.
– Cấp độ chiến lược: Ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống, quá trình lập kế hoạch chiến lược của 1 tổ chức cụ thể. Benchmarking chiến lược sẽ không có tác dụng giúp doanh nghiệp thắng lợi tức thì nhưng lại mang đến nhiều lợi ích, nhiều cơ hội trong thời gian dài hạn.
Trên đây, Taichinhplus.net đã phân tích Benchmark là gì và các thông tin hữu ích liên quan khác. Mọi thắc mắc, độc giả hãy để lại thông tin để được hỗ trợ kịp thời!