Balance Sheet là gì tại sao lại được dân tài chính, kế toán quan tâm đến vậy? Đây là một dạng bảng báo cáo tổng hợp giúp quản lý tài chính doanh nghiệp tốt hơn.
Vậy cụ thể Balance Sheet là gì? Nó có kết cấu như thế nào? Tất cả những vấn đề này sẽ được Tài Chính Plus chia sẻ ngay sau đây. Tin rằng những thông tin cụ thể về Balance Sheet sẽ giúp bạn có những kế hoạch cụ thể trong kinh doanh để đạt hiệu quả.
Nội Dung Chính
Balance Sheet là gì?
Balance Sheet là gì? – Với những người làm kinh doanh lâu năm đây là khái niệm không còn xa lạ. Balance Sheet được hiểu đơn giản là một bảng cân đối tài chính kế toán. Nó giống như một bảng báo cáo tài chính tổng hợp.
Bảng cân đối kế toán này cung cấp cho người quản lý biết những thông tin về lượng tài sản, nguồn vốn hiện có của doanh nghiệp. Từ những dữ liệu trong bảng báo cáo tài chính này, nhà quản lý sẽ hình thành được khối lượng tài sản chung trong một thời gian dài để có đánh giá chính xác nhất.
Hơn nữa, thông qua Balance Sheet, nhà quản lý cũng biết được tổng số sợ, vốn, tài sản của cổ đông. Vì thế bộ phận kế toán doanh nghiệp cần nắm rõ Balance Sheet là gì để có thể xây dựng chính xác nhất. Trong Balance Sheet sẽ có nhiều báo cáo nhỏ, như: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh,…
Balance Sheet phản ánh toàn bộ số liệu về giá trị tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp thời điểm lập báo cáo. Vì thế nó giống như một bức tranh chi tiết về nguồn lực tài chính của doanh nghiệp. Thường vào cuối năm, cuối quý hoặc tháng, nhà quản lý sẽ dựa trên bảng này để có thay đổi trong kinh doanh.
Kết cấu cơ bản của bảng cân đối kế toán Balance Sheet
Khi tìm hiểu Balance Sheet là gì không thể bỏ qua kết cấu của nó. Theo đó, bảng cân đối kế toán được hình thành bởi 2 phần chính: tổng tài sản và tổng nguồn vốn. Hai phần này phải đảm bảo trên nguyên tắc cân đối và giữ vai trò khác nhau.
Phần tài sản
Đây là phần phản ánh giá trị toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp. Giá trị tài sản này được tính đến thời điểm lập báo cáo. Trong đó bao gồm tất cả những tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp.
Tài sản trong báo cáo sẽ được sắp xếp theo trật tự của khả năng thanh khoản. Theo đó, những tài sản có khả năng thanh khoản cao sẽ sắp xếp ở vị trí đầu và giảm dần. Tài sản có thể là ở trạng thái vật chất hoặc phi vật chất như: tiền, khoản phải thu, tài sản cố định, hàng tồn kho,…
Thông qua giá trị về tài sản, nhà quản lý sẽ đánh giá tổng quát được quy mô vốn. Từ đó sẽ có sự phân bổ phù hợp trong sử dụng vốn của doanh nghiệp. Đây là điều tất cả những người làm kế toán cần nắm rõ dù đã hiểu Balance Sheet là gì.
Phần nguồn vốn
Nguồn vốn là nguồn gốc hình thành các tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Qua đó ta sẽ thấy được những khoản nợ là bao nhiêu. Đồng thời sẽ biết trách nhiệm pháp lý đối với các khoản nợ của doanh nghiệp.
Nhiều người mới tìm hiểu Balance Sheet là gì thường nghĩ giá trị nguồn vốn được sắp xếp ngẫu nhiên. Tuy nhiên, nguồn vốn trong bảng cân đối kế toán sẽ được sắp xếp theo tính cấp bách. Theo đó, danh sách trong báo cáo sẽ là từ nguồn vốn nợ đến nguồn vốn sở hữu của doanh nghiệp.
Nguồn vốn nợ của doanh nghiệp có thể có nhiều loại, gồm vốn chiếm dụng và vốn vay. Trong bảng cân đối kế toán, nguồn vốn nợ sẽ sắp xếp theo thứ tự ưu tiên: khoản nợ ngắn hạn – nợ trung hạn – nợ dài hạn. Dựa vào đó, nhà quản lý sẽ biết nên ưu tiên xử lý nguồn vốn nào trước.
Thông qua báo cáo về nguồn vốn, chủ doanh nghiệp sẽ đánh giá được mức độ tự chủ tài chính. Đồng thời cũng thấy được những rủi ro về tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải. Vì thế sẽ có những thay đổi trong chiến lược đầu tư, kinh doanh cho phù hợp.
Hạn chế của Balance Sheet
Bảng cân đối kế toán có nhiều ý nghĩa với doanh nghiệp. Nhưng hiểu rõ Balance Sheet là gì bạn cũng thấy được những hạn chế mà nó gặp phải. Dưới đây là những nhược điểm của bảng báo cáo tài chính này bạn nên nắm rõ:
- Thứ nhất, bảng Balance Sheet thường được lập theo nguyên tắc giá gốc. Vì thế, những số liệu trong bảng cân đối kế toán thường không có sự ăn khớp giữa giá trị tài sản theo sổ sách và giá trị trên thị trường.
- Những số liệu trong bảng cân đối kế toán chỉ phản ánh được tài thời điểm lập báo cáo. Thông thường báo cáo được lập đầu kỳ hoặc cuối kỳ. Vì thế, nếu chỉ dựa vào những số liệu này sẽ khó đánh giá được sự thay đổi của các tài sản và nguồn vốn trong suốt khoảng thời gian.
Như vậy, bảng cân đối kế toán giúp doanh nghiệp tổng hợp được giá trị tài sản và nguồn vốn chi tiết. Với những thông tin trên đây chắc hẳn bạn đã hiểu rõ Balance Sheet là gì. Nếu cần tư vấn thêm, đừng ngại liên hệ tới Tai Chinh Plus ngay hôm nay nhé!