Chính sách là gì? Vai trò của nó trong quản trị doanh nghiệp được thể hiện thế nào. Điều này được các nhà quản lý rất quan tâm và đánh giá cao.
Vậy chính sách là gì? Trong quản trị doanh nghiệp, chính sách có ý nghĩa ra sao. Tất cả những điều này sẽ được Tài Chính Plus bật mí ngay sau đây. Tin rằng bạn sẽ hiểu rõ hơn về chính sách và có kế hoạch phù hợp cho phát triển doanh nghiệp.
Nội Dung Chính
Chính sách là gì?
Chính sách trong tiếng Anh gọi là Policy. Đây là khái niệm chỉ những hướng dẫn, phương pháp, thủ tục,… được thiết lập để hỗ trợ công việc đạt được các mục tiêu đã đề ra. Trong một tổ chức, doanh nghiệp sẽ có nhiều loại chính sách khác nhau phù hợp với từng mảng hoạt động.
Chẳng hạn như chính sách về nhân sự, chính sách tiền lương, chính sách tuyển dụng,…. Dựa trên những chính sách này, nhà quản trị sẽ có những định hướng đúng. Từ đó phát triển doanh nghiệp đi đúng hướng và đạt được những mục tiêu cụ thể.
Có thể hiểu đơn giản chính sách chính là những khuôn khổ, điều khoản, quy định. Tìm hiểu kỹ chính sách là gì chúng ta sẽ thấy có nhiều cấp độ. Theo đó, có chính sách dài hạn, ngắn hạn, chính sách cho toàn bộ tổ chức hoặc từng bộ phận.
Việc hoạch định chính sách phải dựa trên mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Cùng với đó, dù ở cấp độ nào, chính sách cũng cần đảm bảo tính nhất quán.
Vai trò của chính sách đối với doanh nghiệp
Đối với doanh nghiệp, công ty, chính sách đóng vai trò quan trọng. Nếu hiểu rõ chính là sách gì, bạn sẽ biết đây là điều không thể thiếu đối với bất cứ doanh nghiệp nào. Để công ty có thể phát triển thu lợi nhuận cần phải có chính sách cụ thể để triển khai.
Chính sách là công cụ thực hiện chiến lược
Chính sách được xây dựng dựa trên nền tảng chiến lược. Đây là điều bất cứ ai khi tìm hiểu chính sách là gì cũng cần nắm được. Có thể coi chiến lược chính là vĩ mô, và để hiện thực hóa được nó cần phải có những công cụ như chính sách.
Theo đó, các chính sách sẽ đặt ra những ranh giới, cơ chế riêng. Từ đó tạo giới hạn đối với các hoạt động quản trị để tiến hành thưởng phạt đối với các hành vi ứng xử. Nhờ có chính sách, nhà quản trị sẽ biết được những gì có thể hoặc không thể làm. Điều này giúp mục tiêu của doanh nghiệp có hiệu quả hơn.
Tạo điều kiện giải quyết vấn đề doanh nghiệp
Ở mỗi doanh nghiệp sẽ tồn tại rất nhiều vấn đề. Theo đó, nếu không có các điều khoản, quy định như chính sách đề ra sẽ không kiểm soát được. Vì thế, nhà quản trị phải xây dựng chính sách như những tiêu chí để so vào đó đưa ra được giải pháp.
Chẳng hạn như vấn đề tiền lương, giờ giấc làm việc, nhân sự,… Nếu gặp một trong bất cứ vấn đề đó nhà quản lý sẽ dựa vào chính sách phù hợp. Như chính sách tiền lương được quy định thế nào, trách nhiệm của nhân sự ra sao,… Điều này giúp các vấn đề được giải quyết một cách triệt để.
Thực tế tại các doanh nghiệp tồn tại rất nhiều vấn đề. Đó có thể là những vấn đề mang tính khách quan hoặc chủ quan. Tuy nhiên dựa trên chính sách đã để ra, nhà quản lý sẽ có thể chủ động giải quyết mà không làm ảnh hưởng tới tiến trình phát triển theo mục tiêu.
Hỗ trợ thúc đẩy công việc theo mục tiêu đề ra
Có thể coi chính sách chính là bàn đạp để thúc đẩy công việc hoàn thiện nhanh hơn. Nếu không có chính sách, nhà quản lý sẽ không đánh giá được hiệu quả công việc. Đây là cơ sở cho việc kiểm soát, quản lý và tối đa hóa hiệu suất làm việc của từng bộ phận.
Với sự cụ thể hóa của chính sách, việc thực thi chiến lược được tiến hành chủ động. Tùy vào cấp độ chính sách ngắn hạn hay dài hạn sễ dựa trên nội dung chiến lược để triển khai. Điều này giúp cho việc các mục tiêu được hoàn thành đúng, đủ, tránh việc đi lệch định hướng.
Xác định rõ vai trò của từng đối tượng trong doanh nghiệp
Nắm rõ chính sách là gì sẽ xác định được vai trò, quyền hạn của từng đối tượng trong doanh nghiệp. Thông qua các chính sách ngắn hạn, nhà quản lý sẽ thúc đẩy việc trao quyền. Việc này giúp phân định rõ vai trò của các cấp quản lý. Nhờ vậy hạn chế sự chồng chéo trong điều hành doanh nghiệp.
Việc phân chia rõ vai trò không chỉ hỗ trợ quản lý mà còn gia tăng tính minh bạch, bình đẳng. Do xác định sẵn vai trò nên tất cả vấn đề phát sinh được giải quyết nhanh chóng. Chẳng hạn thay vì ban giám đốc quyết định, giờ đây tổ trưởng, quản lý cũng có thể là người xử lý khúc mắc cho nhân viên.
Càng tìm hiểu sâu về chính sách là gì chúng ta càng thấy vai trò quan trọng của nó. Đối với doanh nghiệp, chính sách dù ở cấp độ nào cũng giữ nhiệm vụ là cơ chế hiện thực chiến lược để đạt mục tiêu. Việc công bố chính sách có thể tiến hành bất cứ khi nào, theo tháng hoặc quý.
Trên đây, TaiChinhPlus đã giới thiệu chi tiết về chính sách là gì. Hy vọng những thông tin này giúp bạn hiểu rõ hơn về chính sách và vai trò của nó trong quản trị doanh nghiệp. Nếu cần tư vấn cụ thể bạn đừng ngại liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay nhé!