Lãi ròng là gì? Những điều cần biết về lợi nhuận ròng

Lãi ròng là gì? Cách tính lợi nhuận ròng như thế nào? Đây là chủ đề luôn thu hút sự quan tâm của các chủ doanh nghiệp.

Trong bài viết này, Tài Chính Plus sẽ giúp quý độc giả nắm bắt được những thông tin cơ bản liên quan tới lãi ròng. Tin rằng, những kiến thức chuyên sâu này sẽ giúp bạn quản lý hoạt động kinh doanh của công ty hiệu quả hơn!

lãi Ròng là gì

Lãi ròng là gì?

Lãi ròng là một thuật ngữ đại diện cho lãi ròng hay thu nhập ròng của một doanh nghiệp. Đây là thước đo để tính lợi nhuận của một tổ chức sau khi hạch toán toàn bộ những chi phí và thuế.

Trong khoa học kinh tế và thực tiễn kinh doanh, thuật ngữ này luôn được sử dụng rộng rãi. Thế nhưng, lãi ròng lại bị hạn chế dùng trong khoa học lí thuật và hiện nay nó vẫn chưa được luật hóa.

Cách tính lãi ròng

Thông thường, lãi ròng sẽ được tính toán dựa trên công thức dưới đây:

Lãi ròng = Tổng tất cả các khoản doanh thu của một doanh nghiệp – (30% khoản phí hoạt động + 10% khoản thuế giá trị gia tăng + 20% chi phí của thuế thu nhập doanh nghiệp)

Trong đó, tổng toàn bộ doanh thu chính là số tiền còn lại của công ty sau khi loại trừ những khoản tiền bị hoàn lại cùng với các chi phí chiết khấu khi bán hàng.

Còn chi phí hoạt động sẽ bao gồm: Phí mua nguyên liệu, thuê nhà, sản xuất, giao hàng, tiền công cho lao động, các khoản bảo hiểm co người lao động,…

Xem thêm:   Định chế tài chính là gì? Tất tần tật từ A – Z những điều cần biết!

Những chi phí ảnh hưởng đến lãi ròng là gì?

Dưới đây là những chi phí có thể ảnh hưởng trực tiếp đến lãi ròng nên các chủ doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý:

Các khoản phí cần thiết để duy trì hoạt động của công ty

Khi chi phí dành cho việc duy trì các hoạt động càng thấp thì lãi ròng của một doanh nghiệp sẽ càng cao. Vì vậy, nếu bạn muốn thu được các khoản lợi nhuận ròng lớn cho doanh nghiệp của mình thì cần phải cố gắng cắt giảm chi phí hoạt động như phí thuê nhà, lãi suất vay vốn,…

Thuế thu nhập của doanh nghiệp

Thông thường, mức thế này sẽ được quy định dựa theo pháp luật nên chủ doanh nghiệp kinh doanh không có quyền thay đổi.

Giá gốc của dịch vụ/sản phẩm

Bạn có thể điều chỉnh mức giá này tăng hoặc giảm tùy theo các chi phí nhập dịch vụ hoặc chi phí nhập hàng hóa/sản phẩm. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp giá gốc còn phụ thuộc vào mức phí vận chuyển, đơn vị cung cấp nguyên liệu,…

Nhìn chung, để đạt được những khoản lãi ròng như ý, chủ doanh nghiệp có thể tăng giá sản phẩm nhưng phải đảm bảo mức giá này tương xứng với chất lượng hàng hóa.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cải thiện lợi nhuận ròng của doanh nghiệp mình bằng cách giảm những chi phí phát sinh của nguyên vật liệu, lựa chọn địa điểm kinh doanh, sản xuất phù hợp,…

Vai trò của lãi ròng đối với một doanh nghiệp

Lãi ròng luôn đóng một vai trò quan trọng đối với hành trình phát triển của mỗi doanh nghiệp, cụ thể là:

  • Lợi nhuận ròng đại diện cho sự thành công/thất bại của một doanh nghiệp.
  • Khi một nhà đầu tư hoặc doanh nghiệp nào đó muốn hợp tác với công ty của bạn, họ sẽ quyết định dựa trên các thông số liên quan tới lợi nhuận ròng. Bởi nó đại diện cho mức độ phát triển của công ty, khả năng chi trả cho các phát sinh,…
  • Khi một doanh nghiệp muốn vay vốn từ một tổ chức hoặc ngân hàng nào đó. Họ phải thống kê được lãi ròng của công ty vì khoản tiền này có vai trò chứng minh được khả năng trả nợ của bên vay.
Xem thêm:   Công nợ là gì? Quy trình quản lý công nợ chi tiết

Ví dụ điển hình về lãi ròng

Dưới đây là những ví dụ điển hình về cách tính lãi ròng của một doanh nghiệp:

Ví dụ 1:

Chẳng hạn công ty B đã báo cáo về các khoản thu nhập của họ thông qua các thông tin sau:

  • Tổng doanh thu: 100 tỷ.
  • Chi phí được sử dụng để duy trì hoạt động: 20 tỷ.
  • Những khoản thuế thu nhập của doanh nghiệp: 15 tỷ.
  • Khoản vốn được sử dụng để lấy hàng hóa: 10 tỷ.
  • Lợi nhuận ròng: 55 tỷ.

Như vậy, lãi ròng của doanh nghiệp này có tỷ suất là:

(55 : 1000) x 100 = 55%

Trong đó, biên lợi nhuận là 55% và công ty này đã kiếm được 55% cho mỗi đồng họ đã thu được.

Ví dụ 2:

Đến năm 2021, công ty A công bố báo cáo doanh thu là 50.000 tỷ USD. Trong đó lợi nhuận ròng của doanh nghiệp này là 10.000 tỷ. Như vậy, biên lợi nhuận ròng của công ty A sẽ được tính như sau:

(10.000 : 50.0000) x 100 = 20%

Lợi nhuận ròng cho biết điều gì?

Lãi ròng của một doanh nghiệp sẽ cho chúng ta biết được những yếu tố quan trọng như:

  • Tổng doanh thu.
  • Toàn bộ dòng tiền đi.
  • Các dòng thu nhập bổ sung.
  • Những khoản thanh toán nợ, gồm cả các khoản lãi đã được trả.
  • Giá vốn của sản phẩm cùng với những chi phí hoạt động khác của doanh nghiệp.
  • Thu nhập từ những hoạt động thứ cấp hoặc đầu tư.
  • Các khoản phí thanh toán một lần cho những sự kiện bất thường, ví dụ như thuế hoặc kiện cáo.

Hy vọng những thông tin do TaiChinhPlus chia sẻ trong bài viết trên sẽ giúp độc giả nắm bắt được khái niệm cơ bản về thuật ngữ lãi ròng là gì? Qua đó, bạn có thể thấu hiểu được tầm quan trọng của lợi nhuận ròng đối với một doanh nghiệp.

Viết một bình luận