Nguồn vốn là gì? 6+ Phương thức huy động vốn hiệu quả

Nguồn vốn là gì? Đây là một trong những câu hỏi kinh tế căn bản. Thế nhưng để thực sự hiểu đúng và đủ, bạn cần thêm thời gian nghiên cứu.

Nếu chưa tìm ra lời giải đáp chính xác nguồn vốn là gì, bạn hãy bớt chút thời gian để đọc bài viết sau. Những thông tin chuyên trang chia sẻ tin rằng sẽ giúp bạn có được phương thức huy động vốn hiệu quả đấy!

Nguồn vốn là gì

Nguồn vốn là gì?

Nguồn vốn có được từ những mối quan hệ tài chính mà doanh nghiệp/tổ chức khai thác. Thông qua việc kêu gọi và huy động, họ sẽ đầu tư một số tài sản nhất định. Về phía đơn vị nhận nguồn hỗ trợ cần có trách nhiệm sau:

  • Làm rõ nguồn tài sản do đâu mà có.
  • Hoàn toàn có trách nhiệm kinh tế, pháp lý đối với tài sản giá trị đó.

Phân loại nguồn vốn

Dựa trên cơ sở hình thức, nguồn vốn được phân chia thành 2 loại chính. Mỗi dạng sẽ có những đặc thù và đòi hỏi trách nhiệm từ đơn vị quản lý khác nhau.

  • Loại thứ nhất là nguồn vốn chủ sở hữu. Nó đến từ việc chủ doanh nghiệp bỏ ra, phục vụ sản xuất/kinh doanh. Cạnh đó, đây cũng có thể là khoản lợi nhuận thu về. Đặc điểm chính là khả năng sử dụng dài hạn và không cam kết phải thanh toán.
  • Nguồn vốn thứ hai chính là nợ phải trả. Nó phát sinh từ các giao dịch hoặc sự kiện trong doanh nghiệp. Sau một thời gian, họ phải có trách nhiệm thanh toán bằng chính nguồn lực của mình. Như vậy, đây là nguồn vốn sử dụng có kèm theo điều kiện ràng buộc.

6 hình thức huy động vốn trong doanh nghiệp

6 hình thức huy động vốn trong doanh nghiệp

Sự phát triển không ngừng kéo theo các hình thức huy động vốn ngày càng đa dạng. Tùy vào nhu cầu và đặc điểm, doanh nghiệp sẽ đưa ra lựa chọn phù hợp nhất. Sau đây là những cách thức phổ biến, đang được áp dụng rộng rãi.

Xem thêm:   Vốn lưu động ròng là gì? Cách tính vốn lưu động chuẩn nhất

Vốn góp ban đầu

Vốn góp ban đầu là khoản đầu tư chủ doanh nghiệp bỏ ra khi thành lập. Đối với những công ty thuộc sở hữu nhà nước, nó đến từ nguồn ngân sách quốc gia.

Doanh nghiệp tư nhân bắt buộc phải có vốn pháp định để xin đăng ký thành lập. Đây là mức tài sản tối thiểu cần phải có theo quy định pháp luật.

Đối với công ty cổ phần, nguồn vốn góp đến từ các cổ đông. Điều này mang ý nghĩa họ là người đồng sở hữu công ty và có trách nhiệm hữu hạn.

Từ lợi nhuận không chia

Đây là nguồn vốn được lấy từ một phần lợi nhuận doanh nghiệp. Chúng tích lũy lại, phục vụ cho mục đích tái đầu tư, mở rộng. Chính sách này được rất nhiều công ty coi trọng với mục tiêu ngày càng lớn hơn.

Thế nhưng, đây lại là vấn đề tương đối nhạy cảm với các công ty cổ phần. Khi họ dùng lợi nhuận cho tái đầu tư, điều này có nghĩa là gì? Các cổ đông mất đi một phần lãi nhưng bù lại họ có quyền sở hữu vốn tăng lên.

Như vậy, hình thức này có thể làm giảm tính hấp dẫn ngắn hạn. Thế nhưng trị giá ghi sổ của các cổ phiếu sẽ được đẩy lên.

Từ phát hành cổ phiếu

Đây là cách rất quan trọng để huy động vốn dài hạn cho công ty một cách rộng rãi. Nó có được thông qua mối quan hệ với thị trường chứng khoán. Với hình thức này, doanh nghiệp được hưởng những lợi ích quan trọng như:

  • Có được nguồn vốn quy mô lớn để mở rộng và phát triển.
  • Thúc đẩy khả năng vay vốn của doanh nghiệp.
  • Không bắt buộc phải trả lại tiền gốc hay cổ tức khi hoạt động kinh doanh không có lãi.
  • Tăng cường ưu thế cạnh tranh.
Xem thêm:   Working Capital là gì? Ý nghĩa của vốn lưu động

Bằng tín dụng ngân hàng

Đây là hình thức quan trọng đối với doanh nghiệp và nền kinh tế quốc dân. Sự phát triển doanh nghiệp gắn liền với dịch vụ tài chính do ngân hàng cung cấp. Cách huy động này có nhiều ưu điểm khác nhau như:

  • Doanh nghiệp có khả năng huy động lượng vốn lớn trong ngắn hạn hoặc dài hạn.
  • Được giảm một phần thuế thu nhập.
  • Chi phí tương đối thấp cho việc sử dụng tín dụng.

Tuy nhiên để áp dụng hình thức này, doanh nghiệp cần có báo cáo sử dụng vốn cụ thể. Qua đó, ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định tài sản cho khoản vay. Bên cạnh đó, họ cũng phải tuân thủ theo các quy định đề ra. Nó dẫn đến sự thiếu chủ động trong việc vay và sử dụng.

Bằng tín dụng thương mại

Hình thức này còn được gọi là tín dụng của người cung cấp. Nó hình thành tự nhiên trong mối quan hệ mua bán chịu, trả chậm, trả góp,…Trong doanh nghiệp, vốn tín dụng thương mại có thể chiếm từ 20% – 40% tổng nguồn vốn. Thông thường, chúng được chia nhỏ làm 3 loại như sau:

  • Tín dụng thương mại cấp cho các nhà nhập khẩu.
  • Tín dụng thương mại cấp cho các nhà xuất khẩu.
  • Tín dụng nhà môi giới cấp cho người xuất nhập khẩu.

Bằng cách phát hành trái phiếu

Đây là một chứng nhận về nghĩa vụ nợ giữa 2 bên. Trong đó, người phát hành phải trả cho người sở hữu trái phiếu một khoản tiền cụ thể. Cụ thể, chủ thể phát hành ở đây là:

  • Doanh nghiệp.
  • Tổ chức chính quyền như kho bạc nhà nước…

Người mua trái phiếu được gọi là trái chủ. Họ thường là cá nhân, doanh nghiệp hay chính phủ. Bên này sẽ được hưởng một khoản lợi tức theo quy định, trong thời gian cụ thể.

Trên đây là những điều mà chủ doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh nên nắm rõ. Thông qua đó, họ sẽ có cách huy động cũng như quản lý hiệu quả hơn. Tai Chinh Plus mong rằng bài viết chính là câu trả lời nguồn vốn là gì đầy đủ nhất mà bạn đang tìm kiếm.

Viết một bình luận