Vốn chủ sở hữu là gì? dường như đã trở thành câu hỏi quen thuộc cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ thuật ngữ này.
Nếu bạn cũng gặp thắc mắc về vốn chủ sở hữu là gì, hãy đọc bài viết dưới đây. Qua đó, từ khái niệm đến phân tích chuyên sâu đều có thể được tìm thấy. Những kiến thức bổ ích này chắc chắn sẽ không làm lãng phí thời gian của bạn!
Nội Dung Chính
Vốn chủ sở hữu là gì?
Vốn chủ sở hữu cấu thành từ nguồn vốn chủ doanh nghiệp và các thành viên trong công ty. Nguồn này cũng có thể thuộc về cổ đông, có đóng góp vào doanh nghiệp. Thông thường, sẽ có 4 dòng tiền tạo nên vốn chủ sở hữu, bao gồm:
- Số tiền góp vốn của các nhà đầu tư.
- Tổng số tiền tạo ra từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Khoản chênh lệch sau quá trình tái đánh giá tài sản.
- Các quỹ doanh nghiệp như: quỹ phát triển, quỹ dự trữ, quỹ khen thưởng – phúc lợi,…
Ngoài ra, nguồn vốn này cũng có sự đóng góp của vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Trong nhiều trường hợp, nó còn là kinh phí sự nghiệp, do ngân sách nhà nước cấp phát.
Nguồn vốn chủ sở hữu đến từ đâu?
Vốn chủ sở hữu có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau. Điều này tùy thuộc vào loại hình hoạt động của doanh nghiệp, cụ thể như sau:
- Đối với doanh nghiệp nhà nước: Là vốn do nhà nước cấp pháp hoặc đầu tư. Trong trường này, nhà nước là chủ sở hữu.
- Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn: Nguồn vốn đến từ các thành viên sáng lập đóng góp. Vì thế, họ chính là chủ sở hữu vốn.
- Đối với công ty cổ phần: Nguồn vốn được hình thành từ các cổ đông. Do vậy, cổ đông là chủ sở hữu vốn.
- Đối với công ty hợp danh: Vốn đến từ thành viên tham gia thành lập công ty. Họ gồm có ít nhất hai người trở lên, là chủ sở hữu vốn.
- Đối với doanh nghiệp tư nhân: Nguồn vốn chủ yếu đến từ chủ doanh nghiệp. Vì thế, người này chịu toàn bộ trách nhiệm bằng tài sản của mình.
- Đối với doanh nghiệp liên doanh: Nguồn vốn đến từ sự đóng góp của các nhân, tổ chức. Các thành viên góp vốn liên doanh chính là chủ sở hữu.
Những dạng tồn tại của vốn chủ sở hữu
- Từ nguồn gốc vốn chủ sở hữu, bạn đã phần nào suy đoán ra dạng tồn tại của nó. Chúng thường xuất hiện trong báo cáo hoạt động kinh doanh, cụ thể như sau:
- Vốn cổ đông.
- Thặng dư vốn cổ phần.
- Cổ phiếu quỹ.
- Lãi chưa phân phối.
- Quỹ dự phòng tài chính.
- Quỹ khen thưởng – phúc lợi.
- Quỹ đầu tư và phát triển.
- Các quỹ cho mục đích khác thuộc vốn chủ sở hữu…
Công thức tính vốn chủ sở hữu
Để tránh sai sót trong kinh doanh, bạn cần nắm rõ cách tính vốn chủ sở hữu. Nó tương đối dễ hiểu và dễ áp dụng vào thực tiễn. Tuy nhiên, bạn nên cẩn thận vì chỉ cần nhập sai một dữ liệu là kết quả sẽ rất khác. Có 3 yếu tố tạo nên công thức tính như sau:
Vốn chủ sở hữu = tài sản – nợ phải trả.
Trong đó, tài sản tồn tại ở dưới nhiều hình thức khác nhau. Miễn là giá trị của chúng có thể quy ra tiền mặt thì đều đưa vào công thức.
- Đất đai.
- Nhà cửa.
- Vốn.
- Hàng hóa.
- Hàng tồn kho.
- Các khoản thu nhập khác.
Nợ phải trả đến từ các khoản vay trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Đó cũng có thể là chi phí cho việc duy trì hoạt động công ty.
Các trường hợp dẫn đến sự tăng – giảm của vốn chủ sở hữu
Thông tư 133 của bộ tài chính đã quy định rất rõ vấn đề này. Trong đó đã chỉ ra những trường hợp doanh nghiệp được hoạch toán vốn chủ sở hữu tăng giảm. Nguồn vốn sẽ giảm khi rơi vào các tình huống sau:
- Doanh nghiệp phải hoàn trả vốn cho chủ sở hữu đã đóng góp trước đó.
- Cổ phiếu phát hành ra thị trường thấp hơn mệnh giá.
- Doanh nghiệp giải thể hoặc chấm dứt hoạt động kinh doanh.
- Doanh nghiệp phải bù lỗ cho hoạt động kinh doanh.
- Cổ phiếu bị hủy bỏ, trong trường hợp là công ty cổ phần.
Trong quy định pháp luật ban hành cũng nêu rất rõ các trường hợp tăng vốn chủ sở hữu. Thông thường, chúng đến từ 4 lý do sau đây:
- Chủ sở hữu đóng góp thêm vốn.
- Bổ sung vốn lấy từ lợi nhuận kinh doanh hoặc các quỹ.
- Cổ phiếu phát hành ra thị trường có mệnh giá cao hơn.
- Đến từ giá trị của quà biếu hoặc các khoản tài trợ.
Sự khác nhau giữa vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ
Về bản chất, vốn điều lệ là tài sản của các thành viên đưa vào công ty. Từ đó, họ sẽ trở thành chủ sở hữu của doanh nghiệp. Trong khi đó, vốn chủ sở hữu là tài sản mà các thành viên thu lại được. Nó đến từ quá trình vận hành, kinh doanh.
Chủ sở hữu vốn điều lệ là các cá nhân, tổ chức, người cam kết đóng góp. Trong khi đó, vốn chủ sở hữu có thể thuộc về nhà nước, các bên nắm giữ cổ phiếu. Đây cũng chính là cơ chế hình thành nên 2 loại vốn này.
Vốn điều lệ sẽ xuất hiện trong điều lệ của công ty. Mặt khác, vốn chủ sở hữu được tìm thấy trong báo cáo kinh doanh định kỳ.
Trên đây là những điều quan trọng cần biết khi thành lập doanh nghiệp, hay trở thành cổ đông. Với sự am hiểu bản chất, bạn có thể chọn được cách đầu tư thông minh nhất cho mình. TaiChinhPlus mong rằng bạn đã cảm thấy thỏa mãn với lời giải đáp vốn chủ sở hữu là gì được đưa ra.