MBS là gì? Có nên bỏ tiền vào đầu tư MBS?

MBS là gì, phân loại chúng ra sao? Có nên bỏ tiền vào đầu tư MBS hay không? Tin chắc rằng, đây cũng là thắc mắc của rất nhiều bạn đọc trong thời gian qua.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến MBS. Thông qua đó, giúp bạn tìm hiểu về thị trường chứng khoán này để có được sự lựa chọn đầu tư đúng đắn nhất.

MBS là gì

MBS là gì?

MBS là tên viết tắt của các Mortgage Backed Securities – một loại chứng khoán đảm bảo bằng tài sản thế chấp. Để hiểu rõ được MBS là gì, trước tiên, bạn phải biết được cơ sở hình thành công cụ trong thị trường.

Hợp đồng cho vay có thế chấp MBS được coi là một công cụ nợ. Khoản cho vay được đảm bảo bằng một loại tài sản cụ thể, thường là bất động sản.

Nếu người đi vay không thanh toán được khoản nợ trên, bên cho vay có toàn quyền quyết định với chúng. Họ có thể bán, cầm cố, sang nhượng để bù vào trang trải khoản vay. Khi nợ được thanh toán, khoản thế chấp sẽ được dỡ bỏ.

Như vậy, có thể thấy, MBS là hình thức đầu tư phái sinh có tài sản thế chấp thông qua việc chứng khoán hóa. Hợp đồng cho vay sẽ trở thành công cụ giao dịch có tính thanh khoản rộng rãi.

Điểm đáng chú ý là MBS được giao dịch, chuyển giao mà không cần sự tham gia của bên thứ 3. Các hoạt động chỉ cần thông qua giữa bên mua và bên bán.

Các loại chứng khoán đảm bảo thế chấp MBS

Các loại chứng khoán đảm bảo thế chấp MBS

Để hiểu rõ hơn MBS là gì, bạn cần biết cách phân loại chứng khoán đảm bảo thế chấp. Theo quy định, sẽ có 3 loại cơ bản như sau:

Xem thêm:   Vốn là gì? Vai trò của vốn trong doanh nghiệp

Pass-through

Pass-through hay còn được gọi là chứng khoán chuyển giao. Hình thức này được hình thành bằng sự tin tưởng giữa các bên. Trong đó khoản thanh toán thế chấp được thu thập, chuyển qua cho nhà đầu tư.

Thời gian đáo hạn thường là 5, 15 hoặc 30 năm. Kỳ hạn của chứng khoán Pass-through ít hơn thời gian đáo hạn. Chúng còn tùy thuộc vào các khoản thanh toán trên tài sản thế chấp tạo nên chứng khoán chuyển giao.

Collateralized Mortgage Obligation

Collateralized Mortgage Obligation hay còn được gọi là nghĩa vụ cầm cố thế chấp. Loại hình này được xây dựng bằng việc chia 1 nhóm khoản thế chấp thành các loại rủi ro tương tự.

Giai đoạn ít rủi ro nhất có nhiều dòng tiền nhất định, tỷ lệ nợ thấp hơn. Ngược lại, khi dòng tiền không chắc chắn thì rủi ro cao hơn, nguy cơ thất bại cao. Tuy nhiên, độ may rủi được bù đắp bằng lãi suất cao, là cơ hội đầu tư hấp dẫn.

Tất nhiên, muốn chắc thắng trên thị trường đầu tư khắc nghiệt này, ngoài việc tìm hiểu MBS là gì, bạn phải dự đoán được các khoản thanh toán của mình. Tránh trường hợp không thể xoay sở vì lãi suất cao, khả năng vỡ nợ lớn.

Chứng khoán đảm bảo bị tước bỏ

Mỗi khoản thanh toán thường được chia thành 2 phần: trả nợ gốc và trả lãi của khoản vay. 2 thành phần này sẽ được tách biệt để tao ra SMBS.

Với loại hình chứng khoán đảm bảo bị tước bỏ, bạn cần chú ý đến:

– IO: Chỉ quan tâm đến việc chia ra, đảm bảo thế chấp.

– NMS: Đảm bảo ký suất lãi ròng.

– PO: Chỉ quan tâm đến dòng tiền chia ra thế chấp.

Xem thêm:   Tỷ suất lợi nhuận là gì? Cách tính tỷ suất lợi nhuận chi tiết nhất

Những lợi ích và rủi ro khi đầu tư MBS

Là một loại hình đầu tư phổ biến, MBS mang đến nhiều lợi ích nhưng cũng những rủi ro nhất định. Sau khi tìm hiểu MBS là gì, bạn cũng nên quan tâm đến tác động của chúng đối với giới đầu tư cũng như nền kinh tế.

Lợi ích

MBS mang đến nhiều lợi ích cho nhà đầu tư, tạo động lực phát triển xã hội như:

– Khi đầu tư vào MBS, bạn sẽ nhận được khoản thanh toán hàng tháng. Số tiền này thay đổi theo từng tháng, phụ thuộc vào tiền gốc trong nhóm thế chấp cơ bản, bao gồm cả gốc và lãi.

– Chứng khoán đảm bảo thế chấp MBS được thế chấp nhiều khoản từ các nơi khác nhau. Từ đó, tạo điều kiện cho các ngành bất động sản phát triển, nhiều người có thể mua được nhà.

– MBS mang lại lãi suất cao hơn so với các loại hình chứng khoán có kỳ hạn khác tương đương. Sở dĩ có điều này là bởi tính không chắc chắn của dòng tiền. Ngoài ra, tính thanh khoản của chúng cũng thấp hơn nếu so với gửi tiền trong ngân hàng.

– Hầu hết các loại chứng khoán đảm bảo thế chấp được bảo hộ bởi Hoa Kỳ. Điều này đảm bảo cho nhà đầu tư sẽ nhận được khoản thanh toán đúng hạn.

Rủi ro

Ngoài những ưu điểm kể trên, MBS còn tồn tại 1 số mặt hạn chế, mang tới những rủi ro nhất định cho nhà đầu tư. Cụ thể như lãi suất, tính thanh khoản, tái đầu tư, lạm phát, vỡ nợ… Hơn nữa, bạn còn có thể đối mặt với 2 rủi ro chính là thanh toán và gia hạn.

Trên đây là những thông tin cơ bản về chứng khoán đảm bảo thế chấp MBS. Tin chắc rằng, với những thông tin Tài Chính Plus cung cấp, bạn đã biết được MBS là gì, có nên đầu tư hay không. Mọi thắc mắc, đừng quên liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn! Chúc các bạn thành công!

Viết một bình luận