Offshore là gì? Ưu nhược điểm và phương thức hoạt động

Offshore là gì? Ưu và nhược điểm của công ty Offshore là gì? Trong bài viết sau, Tài Chính Plus sẽ giúp bạn tìm hiểu về loại hình công ty này. Đồng thời, sẽ chỉ ra cách thức mà công ty Offshore hoạt động một cách chi tiết nhất.

Offshore là gì

Offshore là gì?

Offshore dịch thô từ tiếng anh sang là “ngoái khơi”. Nhưng trong lĩnh vực kinh tế, công ty Offshore là một thuật ngữ để chỉ những công ty, tổ chức kinh doanh, hoạt động ở các quốc gia bên ngoài, có chính sách ưu đãi, miễn giảm thuế, tạo điều kiện thuận lợi hơn so với quốc gia sở tại.

Ví dụ: Một công ty A nhập khẩu sản phẩm máy hút bụi với giá 100$, sau đó bán với giá 300$ lãi 200$ và phải đóng thuế 20% (thuế thu nhập doanh nghiệp) là 40$, bạn còn lại 160$.

Nào, nếu bây giờ chúng ta mở một công ty Offshore B tại khu vực Heaven tax (Thiên đường thuế, ko phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp), cũng nhập khẩu chiếc máy hút bụi đó với giá 100$, bán lại cho công ty A với giá 300$. Vậy chúng ta vẫn lãi 200$ mà không phải đóng thuế.

3+ Ưu điểm của Offshore nên nắm rõ

Không phải ngẫu nhiên, cách thức kinh doanh này lại được nhiều nhà đầu tư lựa chọn. Vậy những ưu điểm vượt trội của Offshore là gì?

Miễn giảm thuế

Chính sách thuế là lợi ích đầu tiên mà công ty Offshore hướng tới. Bởi tại các trung tâm tài chính nước ngoài(OFC), mức thuế suất chỉ từ 1 – 2%, thậm chí bằng 0%. Trong đó, nổi bật phải kể đến những quốc gia như: Thụy Sĩ, quần đảo Cayman hay Bermuda.

Ví dụ, một doanh nghiệp thời trang của Thái Lan mua túi xách từ Pháp. Mức giá nhập vào và bán ra lần lượt là 50 USD và 200 USD, chi phí thuế 5%.

Tuy nhiên, họ hoàn toàn có thể cắt giảm số tiền nộp thuế trên nhờ thành lập công ty Offshore tại Thụy Sĩ. Hàng được nhập khẩu thông qua đơn vị nước ngoài này trước khi về đến Thái Lan. Bằng cách đó, doanh nghiệp sẽ tận dụng được những “Tax Haven”.

Giảm chi phí kinh doanh

Một số quốc gia trên thế giới có giá nhân công và nguyên vật liệu thấp hơn. Đặc biệt là tại những nước đang phát triển. Và đây chính là nguồn lợi không thể bỏ qua đối với các doanh nghiệp lớn. Bên cạnh đó, loại hình công ty Offshore cũng khai thác hiệu quả chính sách ưu đãi tại nước sở tại.

Tiêu biểu là các tập đoàn công nghệ lớn như: Apple, Samsung, Huawei hay Microsoft,… Họ đặt hàng loạt nhà máy sản xuất tại nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Qua đó tiết kiệm đáng kể chi phí kinh doanh và tăng lợi nhuận thu về.

Tính bảo mật cao

Mỗi quốc gia đều có những đạo luật riêng giúp bảo vệ quyền lợi của công ty Offshore. Trong đó có: bảo mật thông tin tài sản, quyền riêng tư cá nhân,… Và đây cũng là công cụ đảm bảo an toàn vốn và phân tán rủi ro hiệu quả.

Bởi nguồn tiền của doanh nghiệp có thể được lưu trữ tại những ngân hàng uy tín hàng đầu thế giới. Bạn hoàn toàn không cần lo lắng tới nguy cơ lộ thông tin hay tin tặc đánh cắp dữ liệu kinh doanh.

Ngân hàng Thụy Sĩ chính là một ví dụ như vậy. Nơi đây nổi tiếng với những quy định nghiêm ngặt trong bảo mật thông tin khách hàng. Và từng có trường hợp ngân hàng từ chối tiết lộ thông tin chủ tài khoản cho cơ quan điều tra hay chính phủ.

Nhược điểm của Offshore là gì?

Dù vậy, hình thức đầu tư nước ngoài hợp pháp cũng tồn tại một số hạn chế đối với doanh nghiệp. Vậy những nhược điểm của Offshore là gì? Có thể kể đến như:

  • Sự chênh lệch về trình độ khoa học kỹ thuật và nhân công.
  • Khó khăn trong việc triển khai kế hoạch và theo dõi tiến độ kinh doanh.
  • Đầu ra hàng hóa không đạt mong đợi.
  • Sự kiểm soát ngày càng chặt chẽ của chính phủ các quốc gia để ngăn chặn trốn thuế.
  • Sự khác biệt về văn hóa, chênh lệch múi giờ và khoảng cách địa lý.

Không chỉ vậy, các quốc gia cũng gặp rất nhiều khó khăn trong nỗ lực kiểm soát thuế. Bởi một khi tài sản bị phân tán, việc thống kê và điều tra sẽ bị cản trở. Vì lý do này, mà một số người cho rằng Offshore tạo điều kiện cho hoạt động rửa tiền và trốn thuế.

Phương thức hoạt động của Offshore là gì?

Vậy phương thức hoạt động của các công ty Offshore là gì? Đầu tư hợp pháp ra nước ngoài còn được coi như thuê ngoài(Outsourcing). Đây là cách doanh nghiệp mở cơ sở sản xuất, kinh doanh tại quốc gia khác.

Những năm gần đây, Offshore ngày càng trở nên phổ biến trong hoạt động kinh doanh Việt Nam – Nhật Bản. Và 2 mô hình phát triển chính được sử dụng lần lượt là:

  • Công ty Nhật Bản xây dựng hệ thống yêu cầu(Define Requirements), thiết kế thành văn bản -> Cơ sở tại Việt Nam nhận tài liệu, nghiên cứu và thực hiện đúng tiêu chí đặt.
  • Công ty Nhật Bản chỉ đề xuất yêu cầu(Define Requirements) -> Cơ sở Việt Nam tự thiết kế, hoàn thiện sản phẩm -> Phía Nhật Bản giám sát và kiểm tra chất lượng.

Tin chắc rằng, loại hình này sẽ hấp dẫn đông đảo doanh nghiệp với những ưu điểm vượt trội. Qua những chia sẻ trên, thắc mắc về đầu tư nước ngoài hợp pháp Offshore là gì đã được giải đáp. Và bạn đừng quên đến với Tai Chinh Plus để tìm hiểu thêm nhiều chủ đề thú vị khác nhé!

Viết một bình luận