Oscillator là gì? Nó có đặc điểm gì nổi bật? Các nhà đầu tư sử dụng chỉ báo này như thế nào? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết này.
Những chia sẻ bên dưới sẽ giúp bạn hiểu rõ Oscillator là gì? Bên cạnh đó, bạn cũng nắm được 3 đặc điểm nổi bật của chỉ báo này. Nó phù hợp với thị trường đi ngang, đặc biệt khi biểu đồ không có xu hướng. Từ đó các nhà đầu tư dễ dàng nhận biết các điều kiện mua hoặc bán quá mức
Nội Dung Chính
Oscillator là gì?
Vậy Oscillator là gì? Nó là 1 nhóm các chỉ báo dao động, thường được dùng khi thị trường không có xu hướng. Chỉ báo này dao động giữa các mức cụ thể và giá trị của nó thường thay đổi theo thời gian.
Giá trị thực của Oscillator thể hiện khi cổ phiếu trong tình trạng mua/bán quá mức. Các nhà đầu tư sẽ dựa vào chỉ báo này bán cổ phiếu của họ khi thấy khối lượng mua giảm dần trong vài ngày giao dịch.
Các loại Oscillator phổ biến
Sau khi đã hiểu rõ khái niệm Oscillator là gì, chúng ta cùng đi tìm hiểu các loại chỉ báo dao động phổ biến hiện nay. Cụ thể phải nhắc đến các chỉ số như RSI, MFI, ROC, Stochastic…
Chỉ báo Stochastic Oscillator
Đầu tiên là chỉ báo ngẫu nhiên, biểu diễn bằng ký hiệu % K. Nó được phát triển từ những năm 1950 và đóng vai trò so sánh giá đóng của với range giá tại 1 khoảng thời gian nhất định. Khi giá đóng của càng gần với mức đỉnh, Momentum tăng càng lớn và ngược lại.
Công thức tính Stochastic Oscillator như sau:
% K = (Giá đóng cửa – phạm vi thấp)/(phạm vi cao – phạm vi thấp) x 100
Chỉ báo này thường bao gồm 2 đường: đường nhanh và đường chậm. Các nhà phân tích sẽ so sánh sự chuyển động để tìm thấy các giao thoa. Từ đó, họ dễ dàng nắm bắt tín hiệu mua, sự đảo ngược gia hay mức giá đỉnh/đáy của thị trường.
Chỉ báo MFI
Bên cạnh đó chỉ báo dòng tiền hay trong tiếng Anh là Money Flow Index giúp xác định điều kiện quá mua/bán 1 tài sản. Chỉ báo này sử dụng nhằm phát hiện sự phân kỳ của giá, dấu hiệu của sự thay đổi trong xu hướng. Giá trị thường nằm trong khoảng 0- 100. Nó kết hợp cả dữ liệu giá cả và khối lượng giao dịch.
Chỉ báo ROC
Sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc đến tỷ lệ thay đổi. Nó thường được dùng khi nói về xung lượng và biểu thị bằng độ dốc của đường. Chỉ số này minh họa bằng chữ delta trong bảng chữ cái Hy Lạp.
Chỉ báo RSI
Đặc biệt chỉ số sức mạnh tương đối là công cụ đắc lực của các nhà giao dịch chứng khoán. Họ dùng để kiểm tra diễn biến hoạt động của 1 cổ phiếu trong 1 khoảng thời gian. Hiểu đơn giản đây là bộ dao động động lượng đo độ lớn của biến động giá, tốc độ.
Nhờ có chỉ báo này, các nhà đầu tư có thể đánh giá 1 cặp tiền tệ có giá trị hợp lý không? Từ đó họ nắm bắt báo hiệu của 1 tài sản cụ thể trên thị trường. Công thức tính chỉ số sức mạnh tương đối như sau:
RSI = 100 – 100/(1 + RS)
Trong đó RS = số phiên tăng giá trung bình/số phiên giảm giá trung bình. Nếu mức tăng giảm giá lớn, kết quả có thể bị nhiễu và không đủ độ tin cậy. Do đó các nhà đầu tư nên kết hợp cùng các chỉ báo xu hướng hoặc tín hiệu mua bán.
Chỉ báo Momentum
Momentum là các thiết bị đồ họa cho biết giá của 1 tài sản đang tăng hay giảm nhanh như thế nào. Nó cho thấy giá của cổ phiếu còn đi theo quỹ đạo khi có sự gia nhập của nhà đầu tư mới. Đây cũng là chỉ báo thường kết hợp cùng với ROC để tìm thấy phần trăm thay đổi của đỉnh và đáy trong các xu hướng giá.
3 đặc điểm nổi bật của chỉ báo dao động
Như vậy bạn đọc đã nắm được Oscillator là gì và các loại chỉ báo dao động phổ biến. Chúng có những đặc điểm nổi bật nào? Câu trả lời sẽ được giải đáp bằng những thông tin chi tiết dưới đây.
Phù hợp với thị trường đi ngang
Các nhà phân tích kỹ thuật chỉ ra ràng các chỉ báo dao động phù hợp với thị trường đi ngang. Họ không thể tìm thấy 1 xu hướng nào rõ ràng trong giá cổ phiếu. Do đó, cách sử dụng hiệu quả là kết hợp Oscillator cùng các chỉ số phân tích kỹ thuật khác.
Được sử dụng khi biểu đồ không có xu hướng
Khi biểu đồ không có xu hướng, Oscillator sẽ phát huy thế mạnh. Các nhà đầu tư dựa vào chỉ báo này xác định thời điểm 1 cổ phiếu chuyển sang tình trạng vượt mức. Khối lượng mua giảm dần, họ nên bán cổ phiếu để thu hồi vốn nhanh chóng, hạn chế thua lỗ.
Xác định điều kiện mua/bán quá mức
Cuối cùng nếu 1 nhà đầu tư sử dụng Oscillator cần xem xét 2 giá trị, sau đó tạo 1 chỉ báo xu hướng giữa chúng. Nếu chỉ báo dao động di chuyển về phía giá trị cao hơn, tài sản đang bị mua quá mức. Và ngược lại, xu hướng đi về giá trị thấp hơn, tài sản bị bán quá mức.
Nói tóm lại qua bài viết này TaiChinhPlus.Net đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Oscillator là gì và 3 đặc điểm nổi bật. Các nhà đầu tư dễ dàng nhận biết các điều kiện mua hoặc bán quá mức nhờ chỉ báo này. Từ đó, họ thực hiện giao dịch hiệu quả hơn.