Ponzi là gì? Phương thức hoạt động của mô hình này như thế nào? Đây là những câu hỏi đang thu hút sự quan tâm của nhiều độc giả.
Trong bài viết này, Tài Chính Plus sẽ giải đáp chi tiết các thắc mắc về Ponzi là gì cũng như các vấn đề liên quan. Tin rằng, những kiến thức bổ ích này sẽ không làm lãng phí thời gian của bạn!
Nội Dung Chính
Ponzi là gì?
Ponzi là trò vay tiền từ người này để thanh toán khoản nợ của người khác. Khi ấy, người đi vay sẽ đưa ra những cam kết hấp dẫn, ví dụ trả lợi tức cao cho những người đồng ý cho họ vay tiền.
Đồng thời, các đối tượng này cũng liệt kê ra các tấm gương đã từng thu được các khoản lợi tức cao trước đây để củng cố niềm tin cho người mà họ muốn vay.
Sau đó, người cho vay sẽ bị hấp dẫn bởi những khoản lợi nhuận khổng lồ từ các hoạt động vay vốn. Thậm chí, họ còn giới thiệu thêm nhiều người mới tham gia vào mô hình Ponzi. Bằng hình thức này, kẻ đứng đầu kế hoạch Ponzi ngày càng thu được nhiều khoản tiền lớn hơn từ người cho vay mới.
Đôi khi, mô hình Ponzi sẽ bắt đầu như là một doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh hợp pháp. Cho đến khi những tổ chức này không thể đạt được những khoản lợi nhuận giống như kỳ vọng.
Lúc này, người đứng đầu tổ chức sẽ quyết định biến công ty của họ trở thành một mô hình Ponzi và thực hiện những hành vi gian lận với đối tác, khách hàng,…
Dù tình huống ban đầu xuất hiện như thế nào thì việc phải thanh toán những khoản lợi nhuận cao sẽ đòi hỏi doanh nghiệp đó phải thiết lập được một dòng tiền ngày càng tăng mạnh mẽ. Nguồn vốn này được tích góp từ những nhà đầu tư mới để có thể duy trì được mô hình Ponzi.
Phương thức hoạt động của Ponzi là gì?
Phương thức hoạt động của Ponzi khá đơn giản và yếu tố quan trọng nhất để một mô hình này thành công chính là khơi dậy lòng tin cho những nhà đầu tư.
Quy trình gọi vốn của mô hình Ponzi
Ban đầu, bất kỳ một doanh nghiệp, tổ chức hay thậm chí là cá nhân sẽ đứng ra kêu gọi hành động. Họ quảng cáo mọi người về cơ hội đầu tư vào hình thức nào đó.
Nhằm tăng mức độ tin cậy với những người cho vay tiền, những hình thức phổ biến thường được mô hình Ponzi áp dụng là đầu tư vào tiền điện tử, Forex, cổ phiếu hay những kế hoạch kinh doanh siêu lợi nhuận khác.
Chẳng hạn, một người muốn tham gia mô hình Ponzi sẽ phải góp từ 1000-1500 USD tùy theo mức mà nhà đầu tư lựa chọn.
Sau đó, họ sẽ nhận được những khoản lợi nhuận khổng lồ theo chu kỳ nhất định với các mức lãi suất như 30%,40%,50%. Số tiền sinh lời này thường cao hơn mức lãi của ngân hàng lên đến 20 lần hoặc là nhiều hơn.
Sau khi đã kêu gọi thành công người thứ 2 và thứ 3 tham gia vào Ponzi. Chủ mô hình sẽ sử dụng tiền của 2 người này để trả lợi tức cho người thứ 1. Kế hoạch này sẽ được xoay vòng vốn liên tục như thế.
Điều này không chỉ giúp cho người vay vốn thu hút thêm nhiều nhà đầu tư tiềm năng mới. Mà cách thức này còn giúp họ thuyết phục được những người cho vay ban đầu không rút vốn, thậm chí là tái đầu tư hoặc kêu gọi thêm những người khác tham gia cùng.
Kết quả cuối cùng của mô hình Ponzi
Đến một lúc nào đó hệ thống Ponzi sẽ không thể duy trì được nữa bởi người vay vốn không đủ khả năng để thanh toán lãi cho những nhà đầu tư. Khi ấy, người xướng lập lên mô hình Ponzi sẽ lẳng lặng mất tích cùng với số tiền khổng lồ mà hắn đã thu hái được từ những nhà đầu tư.
Khi bị mất tiền, người cho vay bắt đầu trở nên hoang mang, cố gắng truy tìm tung tích của kẻ cầm đầu chiến dịch Ponzi. Tuy nhiên, đa phần tất cả những người này đều không thể tìm ra được đối tượng đó.
Hoặc nếu tìm thấy, kẻ cầm đầu mô hình Ponzi chỉ phải ngồi tù vài năm. Còn tiền của những nhà đầu tư đã được hắn cất giấu tại những nơi không ai có thể tìm thấy.
Những dấu hiệu để nhận biết mô hình Ponzi
Bất kỳ mô hình Ponzi ở lĩnh vực nào đó cũng đều có những đặc điểm chung sau đây:
– Cam kết nhận được những khoản lợi nhuận cao, rủi ro thấp.
– Lợi nhuận ổn định.
– Những hình thức đầu tư không được cấp giấy phép đăng ký từ cơ quan có thẩm quyền uy tín.
– Khách hàng không được xem những giấy tờ chứng thực cho khoản đầu tư của họ.
– Khách hàng rất khó để có thể rút tiền của họ ra khỏi tổ chức.
Cách phòng tránh những cạm bẫy của mô hình Ponzi
Để phòng tránh những cạm bẫy nguy hiểm của mô hình Ponzi, bạn cần lưu ý những yếu tố như:
– Xác minh thông tin: Tìm hiểu kỹ lưỡng về công ty cam kết tạo nên những cơ hội đầu tư lợi nhuận cao. Để xác định tổ chức này có được cấp phép kinh doanh từ những cơ quan có thẩm quyền uy tín nhất hay không?
– Nếu không chắc chắn, tốt nhất bạn không nên tham gia: Đừng tin rằng khoản vốn của bạn có thể sinh lời nhanh chóng chỉ trong thời gian ngắn. Thay vào đó, hãy tìm hiểu cẩn thận để đưa ra quyết định đúng đắn nhất.
Trên đây là những kiến thức quan trọng giúp bạn đọc thấu hiểu mô hình lừa đảo Ponzi là gì? Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào chưa được giải đáp, hãy liên hệ với TaiChinhPlus để được tư vấn tận tình!