ODA là gì? 3 đặc điểm nổi bật của nguồn vốn ODA

ODA là gì? Mọi người thường được nghe đến “nguồn vốn ODA” nhưng thật sự vẫn chưa hiểu rõ được nguồn vốn ODA là gì? Và nguồn vốn này có đặc điểm gì nổi bật.

Bài viết này sẽ giúp bạn nắm được định nghĩa ODA là gì? 3 đặc điểm nổi bật của nguồn vốn ODA sẽ được trình bày chi tiết dưới đây. Hãy cùng theo dõi nhé!

oda là gì

ODA là gì?

Vậy ODA là gì? Nó là 3 chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Official Development Assistance. Đây được xem như 1 hình thức đầu tư nước ngoài, cho vay với lãi suất thấp nhằm giúp Chính phủ nước nhận được đầu tư phát triển kinh tế, nâng cao phúc lợi xã hội.

Các đối tác bao gồm Chính phủ, các nước trực thuộc Liên hợp quốc, tổ chức tài chính Quốc tế, tổ chức phi Chính phủ. Do đó, khoản vay dài hạn của các nước phát triển dành cho Việt Nam thường gọi khác là vốn ODA.

Một số công trình nổi bật xây dựa dựa vào nguồn vốn ODA là:

  • Nhà ga hành khách T2 thuộc cảng hàng không Quốc tế sân bay Nội Bài.
  • Đường Vành đai 3.
  • Cầu Nhật Tân.
  • Cảng Đà Nẵng.
  • Cảng Quốc tế Lạch Huyện ở Hải Phòng….

Phân loại nguồn vốn ODA

Sau khi đã nắm rõ khái niệm ODA là gì, bạn cần biết cách phân loại nguồn vốn này. Có 3 cách cụ thể là dựa vào hình thức sử dụng, mức độ ràng buộc và trên góc độ vay- trả.

Xem thêm:   VAMC là gì? Giải quyết nhanh nợ xấu nhờ công ty Quản lý tài sản

Phân loại ODA dựa trên hình thức sử dụng

  • Đầu tiên dựa theo hình thức sử dụng, nguồn vốn ODA chi thành các loại bao gồm:
  • Hỗ trợ cho cán cân thanh toán.
  • Viện trợ cho các chương trình.
  • Hỗ trợ các dự án.
  • Tín dụng thương mại cùng các điều.

Phân loại theo mức độ ràng buộc

  • Bên cạnh đó, nếu phân ODA theo mức độ ràng buộc, sẽ chia thành 3 loại:
  • Vốn hợp tác phát triển chính thức ràng buộc dành chi tại các nước nhận viện trợ.
  • Vốn hợp tác phát triển chính thức không ràng buộc, có thể chi ở mọi quốc gia.
  • Vốn hợp tác phát triển chính thức ràng buộc 1 phần, chi được ở cả nước viện trợ và không viện trợ.

Phân loại dựa trên góc độ vay- trả

Cách thông dụng nhất để phân loại vốn ODA là dựa trên góc độ vay- trả. Nguồn vốn này sẽ chia thành 3 loại chính bao gồm:

  • Viện trợ không hoàn lại: Nước vay sẽ không phải trả lại và sử dụng để thực hiện các dự án theo thỏa thuận của 2 nước. Điều kiện đặt ra là bên cho vay sẽ đảm nhiệm các nhà thầu dự án.
  • Viện trợ có hoàn lại: Nước vay sẽ hoàn trả lại nguồn vốn với mức lãi suất ưu đãi và thời gian thích hợp. Nó thường dùng cho các dự án về cơ sở hạ tầng thuộc về giao thông, năng lượng, thủy lợi hay nông nghiệp. Đây được xem như nền tảng vững vàng cho sự phát triển kinh tế.
  • Viện trợ hỗn hợp hay hoàn lại 1 phần: Hình thức cho vay vốn này kết hợp cả 2 loại trên, 1 phần không cần hoàn lại, 1 phần tính lãi suất ưu đãi. Nhờ vậy các nước kém phát triển hoặc đang phát triển có nguồn vốn mạnh đưa nền kinh tế đi lên.

3 đặc điểm nổi bật của nguồn vốn ODA

Trên đây là những thông tin chi tiết giúp bạn hiểu rõ khái niệm ODA là gì? Ngay sau đây chúng ta sẽ cùng đi khám phá 3 đặc điểm nổi bật của nguồn vốn này. Tin rằng bạn sẽ biết tầm quan trọng và lợi ích nó mang lại

Xem thêm:   Chiến tranh thương mại là gì? Những tác động đến nền kinh tế thế giới

Là hình thức hợp tác phát triển giữa các quốc gia

Định nghĩa ODA là gì đơn giản là hình thức hợp tác phát triển giữa các nước phát triển, tổ chức tài chính quốc tế dành cho nước đang hoặc chậm phát triển. Ngoài ra nó còn bao gồm chuyển giao kỹ thuật, cung cấp sản phẩm và dịch vụ.

Khoản vay ODA có lãi suất thấp

Đặc biệt khoản vay ODA có mức lãi suất thấp, thường dưới 2%/năm. Nó chủ yếu nhằm hỗ trợ các nước đang phát triển đẩy mạnh nền kinh tế đi lên. Thời gian vay kéo dài từ 2- 40 năm, ân hạn từ 8- 10 năm.

Trong đó, ít nhất 25% nguồn vốn này không cần hoàn lại. Các nước đang phát triển có nguồn vốn dồi dào giúp thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nền kinh tế ngày càng nở rộ và đi lên thành các nước phát triển.

Các nước nhận viện trợ ODA cần chấp nhận điều kiện ràng buộc

Tuy nhiên mọi sự trợ giúp hay khoản vay lãi suất đều đi kèm cùng các ràng buộc. Các nước nhận viện trợ sẽ phải đồng ý một số điều kiện đi kèm. Nó có thể liên quan đến chính trị, kinh tế hay khu vực địa lý.

Các nước cho vay đều có mục đích như:

  • Mở rộng quan hệ hợp tác.
  • Mở rộng thị trường.
  • Liên quan đến yếu tố chính trị.
  • Liên quan đến an ninh quốc phòng.

Nói tóm lại nguồn vốn ODA là gì? Nó được xem như khoản vay lãi suất thấp đến từ các nước phát triển nhằm phục vụ những dự án và đưa nền kinh tế đi lên. Tuy nhiên nếu sử dụng nguồn vốn không hiệu quả sẽ dẫn đến hậu quả khó lường.

Hy vọng qua bài viết này bạn đã hiểu rõ ODA là gì? Bạn cũng nắm được cách phân loại và 3 đặc điểm nổi bật của nó. Truy cập Tai Chinh Plus mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều tin tức bổ ích nhé!

Viết một bình luận