Cạnh tranh là gì dường như đã trở thành câu hỏi phổ biến. Bởi lẽ, đây là điều thiết yếu cần phải hiểu khi tham gia vào thị trường.
Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn lĩnh vực tài chính/kinh tế, hãy bắt đầu với cạnh tranh là gì. Bài viết dưới đây sẽ giúp giải đáp câu hỏi trên cùng với những phân tích chuyên sâu. Chỉ cần một vài phút nghiên cứu là bạn đã trở nên thông thái hơn rồi đó!
Nội Dung Chính
Cạnh tranh là gì?
Với sự xuất hiện của nền kinh tế, khái niệm cạnh tranh đã ra đời. Trong quá trình phát triển, có nhiều quan điểm và khái niệm được đưa ra.
Theo góc nhìn kinh tế học, cạnh tranh là quá trình phấn đấu không ngừng giữa các chủ thể. Họ tham gia vào thị trường với những lợi ích và mục tiêu đã đề ra.
- Động lực nội tại của cạnh tranh thể hiện qua lợi ích của tự thân chủ kinh tế. Họ đấu tranh để nắm giữ hoặc mở rộng sự chiếm hữu. Từ đó, mức tiêu thụ tăng cao kéo theo đà phát triển của lợi nhuận.
- Áp lực bên ngoài của cạnh tranh là sự đọ sức giữa các đối thủ. Những người thất bại có nguy cơ cao bị đào thải khỏi thị trường.
Vai trò của cạnh tranh là gì?
Vậy vai trò cụ thể của cạnh tranh đối với từng chủ thể là gì? Những đối tượng đó sẽ được hưởng những lợi ích nhất định từ quá trình này. Tuy vậy, họ cũng cần phải có những nỗ lực cần thiết để đạt mục tiêu đã đề ra.
Đối với doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp. Dưới đây là những điều nhận được và cần làm của họ:
- Cạnh tranh giống như cái “sàng” để chọn lọc và đào thải doanh nghiệp.
- Cạnh tranh tác động mạnh mẽ đến sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp. Từ đó, họ cần phải tìm mọi giái pháp khả thi để giữ vững vị thế.
- Doanh nghiệp cần phát triển trên nhiều khía cạnh khác nhau. Đó có thể là công tác Marketing, nghiên cứu thị trường,…
- Cạnh tranh là động lực để doanh nghiệp đưa ra sản phẩm chất lượng cao hơn.
Đối với người tiêu dùng
Sự cải tiến của doanh nghiệp thông qua cạnh tranh dẫn đến những lợi ích của người tiêu dùng. Họ được hưởng những điều sau:
- Dễ dàng và thoải mái đưa ra lựa chọn, quyết định sản phẩm phù hợp.
- Chất lượng sản phẩm cao đi kèm với dịch vụ tận tình hơn.
Đối với nền kinh tế
Cạnh tranh được ví như “linh hồn” của nền kinh tế quốc dân. Vai trò của nó được thể hiện trên đa dạng khía cạnh như:
- Thúc đẩy phát triển kinh tế – thị trường.
- Xóa bỏ độc quyền, bất hợp lý và bất bình đẳng.
- Thúc đẩy sự đa dạng hàng hóa, nâng cao chất lượng đời sống xã hội.
- Xây dựng nền kinh tế quốc dân bền vững, vươn tầm quốc tế.
- Rút ra các bài học thực tiễn, bổ sung vào lý luận kinh tế.
Sự tác động tích cực và tiêu cực của cạnh tranh
Để đánh giá toàn diện nhất, bạn cần nhìn vào sự tích cực và tiêu cực của cạnh tranh. Một mặt, nó đem lại những điều tốt như sau:
- Thúc đẩy phát triển kinh tế.
- Điều tiết hệ thống thị trường.
- Thúc đẩy sự sáng tạo không ngừng của doanh nghiệp.
- Đem lại sự đa dạng, đáp ứng nhu cầu cao của người tiêu dùng.
Tuy vậy, cạnh tranh vẫn tạo ra những điều không lành mạnh. Một số các vấn đề tiêu cực có thể xảy đến như sau:
- Làm thay đổi cấu trúc xã hội trên phương diện sở hữu của cải.
- Gây ra hiện tượng lạm quyền, độc quyền.
- Phân hóa giàu nghèo.
- Nhiều người sử dụng cạnh tranh cho mục đích xấu.
Các hình thức cạnh tranh khác nhau
Dựa trên góc nhìn kinh tế học, cạnh tranh có thể được phân chia bằng nhiều cách khác nhau. Mỗi phương pháp giúp người đánh giá có thêm góc nhìn mới. Tùy thuộc vào lĩnh vực và trường hợp cụ thể, bạn nên lựa chọn phương pháp nhất định.
Dựa trên chủ thể tham gia vào thị trường
Thị trường được tạo nên từ mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia với nhau. Cạnh tranh được phân chia theo cách như sau:
- Cạnh tranh giữa người bán và người mua: Diễn ra theo quy luật mua rẻ, bán đắt. Người mua luôn muốn nhận được giá thấp nhất. Trong khi đó, người mua muốn bán ở mức cao nhất, để tối đa lợi nhuận.
- Cạnh tranh giữa những người mua: Mối quan hệ này diễn ra theo quy luật cung cầu. Khi cung ít hơn cầu, người mua sẽ đấu tranh để đạt được điều mình muốn. Bên hưởng lợi lại là người bán.
- Cạnh tranh giữa những người bán: Có mức độ cạnh tranh quyết liệt nhất. Điều này quyết định đến sống còn của doanh nghiệp.
Dựa trên phạm vi lĩnh vực kinh tế
Căn cứ vào phạm vi ngành kinh tế, bạn có thể phân biệt theo cách khác. Cạnh tranh được phân chia các loại như sau:
Cạnh tranh trong nội bộ ngành: Giữa doanh nghiệp có cùng chung sản phẩm/dịch vụ.
Cạnh tranh giữa các ngành: Giữa các doanh nghiệp trong lĩnh vực khác nhau. Mục tiêu hướng đến là giành lấy lợi nhuận cao nhất, khẳng định vị thế.
Dựa trên mức độ và tính chất
Một cách khác có thể sử dụng là căn cứ vào tính chất cũng như mức độ cạnh tranh. Điều này xảy ra với ngành hoặc sản phẩm/dịch vụ cụ thể.
- Mức độ cạnh tranh hoàn hảo: Khi thị trường có rất nhiều người bán và mua. Không cá nhân nào đủ lớn để điều khiển toàn bộ.
- Mức độ cạnh tranh không hoàn hảo: Xảy ra trên thị trường không đồng nhất với nhau. Nó thể hiện thông qua sự khác nhau về sản phẩm, nhãn hiệu, điều kiện mua bán,…
- Cạnh tranh độc quyền: Đó là khi một người bán sản phẩm không đồng nhất. Họ kiểm soát gần như thị trường ngách của loại sản phẩm/dịch vụ đó.
Trên đây là những điều quan trọng nên biết kể cả khi là người tiêu dùng hay doanh nghiệp. Qua đó, bạn sẽ có đánh giá, chiến lược và lựa chọn phù hợp nhất với mình. TaiChinhPlus mong rằng bài viết đã giúp bạn tìm thấy câu trả lời thỏa đáng cạnh tranh là gì.