Nhu cầu là gì? Nó chính là cảm giác thiếu hụt của con người với môi trường xung quanh. Nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, 90% bạn sẽ giao dịch thành công.
Bài viết này bạn sẽ hiểu rõ khái niệm nhu cầu là gì? Đồng thời bạn cũng biết cách đọc vị khách hàng nhờ tháp nhu cầu Maslow. Thấu hiểu khách muốn hay thích gì là cách nhanh nhất giúp bạn chiếm được cảm tình và dễ dàng trong giao dịch.
Nội Dung Chính
Nhu cầu là gì?
Sự chênh lệch giữa mong muốn và thực tế sẽ phát sinh ra nhu cầu. Vậy nhu cầu là gì? Hiểu đơn giản đây là những thứ bạn thích, bạn mong muốn và bạn cần. Nó được xem như cảm giác thiếu hụt so với môi trường bên ngoài.
Có 2 loại nhu cầu: nhu cầu cấp bách và nhu cầu tiềm tàng. Có những nhu cầu bạn cần ngay để thỏa mãn 1 điều gì đó ở thời điểm hiện tại, nó thôi thúc phải mua hàng. Bên cạnh đó, có những nhu cầu chính bạn không nhận thức được.
Chính vì vậy, 1 người bán hàng muốn thành công cần biết nắm bắt chính xác nhu cầu của khách hàng. Bạn phải đưa ra các giải pháp để kích thích hay giúp khách hàng biết nhu cầu thật sự là gì? Từ đó biến nó trở thành nhu cầu cấp cách, họ sẽ hành động ngay.
Tháp nhu cầu Maslow – bí quyết đọc vị khách hàng
Tâm lý chung của người kinh doanh là làm sao bán được càng nhiều sản phẩm càng tốt, tăng doanh thu. Nhưng khách hàng họ chỉ cần đáp ứng nhu cầu của bản thân, giải quyết được vấn đề tại thời điểm mua.
Có những nhu cầu tiềm tàng người bán hàng phải khéo léo khơi gợi, biến nó thành cấp bách. Do đó, nghiên cứu và vẽ chân dung khách hàng chính là bước tiên quyết giúp kinh doanh thành công.
Để mở ra cánh cửa giúp đọc vị bất kỳ khách hàng nào, bạn cần nắm vững tháp nhu cầu Maslow. Sau khi hiểu nhu cầu là gì, các cấp độ của nhu cầu, bạn sẽ có kế hoạch tiếp cận và quảng bá phù hợp đến khách hàng tiềm năng.
1. Nhu cầu sinh lý cơ bản
Đầu tiên chắc chắn phải nhắc đến những nhu cầu sinh lý cơ bản của con người như ăn, uống, ngủ, thở… Những yếu tố này giúp con người tồn tại. Đáp ứng nhu cầu cấp 1 này là các đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực bao gồm:
- Nhà hàng.
- Khách sạn.
- Thực phẩm.
- May mặc…
Do đó, tần suất sử dụng sản phẩm, dịch vụ diễn ra liên tục. Dù nền kinh tế có thay đổi, những đơn vị kinh doanh dành cho cấp độ 1 vẫn luôn hoạt động. Bởi lẽ họ thỏa mãn nhu cầu cơ bản của con người.
2. Nhu cầu về sự an toàn
Sau khi đã thỏa mãn những nhu cầu cơ bản, con người muốn được an toàn. Nó liên quan đến các lĩnh vực như tài chính, sức khỏe, gia đình, bảo hiểm…. Những người kinh doanh cần nắm bắt sự sợ hãi, lo lắng của khách hàng, đưa các sản phẩm, dịch vụ giúp họ yên tâm và thấy rõ tương lai ít biến động.
3. Nhu cầu hòa nhập
1 người sẽ khó mà tồn tại nếu không giao lưu hay hòa nhập cùng xã hội. Gia đình, trường học, công cở hay các tổ chức là nơi con người tìm kiếm sự quan tâm và tình yêu thương.
Để đáp ứng nhu cầu này, người làm kinh doanh cần cho khách hàng thấy họ được quan tâm chân thành. Đơn giản như gửi thiệp chúc mừng sinh nhật, chúc mừng trong lễ tết hay gọi tên khi nói chuyện. Tin rằng họ sẽ trở thành khách hàng trung thành của bạn đấy!
4. Nhu cầu tôn trọng
Ở cấp cao hơn là nhu cầu tôn trọng. Ai cũng mong muốn bản thân được mọi người yêu mến, thừa nhận. Doanh nghiệp cần cho khách hàng thấy họ đặc biệt, quan trọng với bạn. Bạn cần tạo cảm giác họ là người đứng trên những người khác.
5. Nhu cầu phát triển bản thân
Cuối cùng và cùng ở mức cao nhất là nhu cầu phát triển bản thân. Con người luôn muốn sống và làm việc theo sở thích, theo đuổi những ước mơ. Mỗi ngày đều trở thành phiên bản tốt hơn của bản thân ngày hôm qua.
Kết luận
Nói tóm lại nhu cầu là gì? Nó đơn giản là những thứ bạn thích, bạn muốn và bạn cần. 1 doanh nghiệp muốn kinh doanh thành công phải biết nắm bắt và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
Mỗi khách hàng đều có 5 nhu cầu khác nhau là: nhu cầu cơ bản, sự an toàn, được hòa nhập, tôn trọng và phát triển bản thân. Bạn phải đáp ứng những nhu cầu này theo cấp độ tăng dần.
Điều này có nghĩa là bạn phải thỏa mãn nhu cầu cấp thấp mới đến cấp cao hơn. Ví dụ bạn kinh doanh nhà hàng, lĩnh vực này đáp ứng nhu cầu cấp 1 về ăn uống. Để bán được nhiều sản phẩm hơn bạn cần cho khách hàng thấy:
Cấp độ 2: Nhà hàng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Cấp độ 3: Nhà hàng tổ chức các buổi giao lưu, liên hoan, gặp mặt chuyên nghiệp, đáp ứng đa dạng mong muốn của khách hàng. Vào các dịp lễ tết hay sinh nhật đều có chương trình khuyến mãi, tri ân và gửi lời chúc chân thành nhất.
Cấp độ 4: Hãy để khách hàng thấy rằng họ là những người quan trọng. Đội ngũ nhân viên nhà hàng luôn nhiệt tình, khách hàng là thượng đế.
Cấp độ 5: Mức cao nhất cần phải thỏa mãn đủ 4 cấp dưới, sau đó đáp ứng nhu cầu phát triển.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã nắm được chính xác khái niệm nhu cầu là gì? Bên cạnh đó tin rằng bạn sẽ dễ dàng nắm bắt nhu cầu của khách hàng nhờ tháp Maslow. Đừng quên truy cập TaiChinhPlus mỗi ngày để biết thêm nhiều thông tin bổ ích!