Công ty hợp danh là gì? Đặc điểm cơ bản và thủ tục thành lập

Công ty hợp danh là gì? Cụm từ này được nhiều người tìm hiểu, đặc biệt là các nhà đầu tư riêng lẻ nhằm liên kết kinh doanh, thu nhiều lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro.

Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về hình thức kinh doanh hợp danh. Từ đó, bạn sẽ có quyết định đầu tư riêng của bản thân mình, cùng theo dõi nhé!

công ty hợp danh là gì

Công ty hợp danh là gì?

Công ty hợp danh là một hình thức tổ chức kinh doanh rất phổ biến. Trong đó, sẽ có ít nhất 2 người cùng góp vốn thành lập dưới một tên chung.

Các đơn vị hợp danh sẽ đứng tên, cùng nhau chịu trách nhiệm vô hạn trước những khoản nợ. Đồng thời, thực hiện nghĩa vụ tài sản phát sinh từ các hoạt động kinh doanh đó.

Đặc điểm của công ty hợp danh

Để hiểu rõ hơn công ty hợp danh là gì, việc xem xét các đặc điểm của loại hình kinh doanh này là điều cần thiết. Chúng có nhiều sự khác biệt, cụ thể như sau:

Tài sản chung

Tài sản chung của hình thức kinh doanh hợp danh bao gồm:

  • Phần góp vốn của các thành viên sẽ được chuyển quyền sở hữu sang cho công ty.
  • Tài sản tạo lập sẽ mang tên công ty hợp danh.
  • Nguồn lợi từ hoạt động kinh doanh chung và của các thành viên nhân danh đơn vị mang lại.
  • Một số hình thức tài sản khác theo quy định của pháp luật.

Các thành viên

Cùng với việc lý giải công ty hợp danh là gì, những nhà đầu tư riêng lẻ cũng cần hiểu thêm về các thành viên trong loại hình kinh doanh này. Có 2 loại thành viên cơ bản là:

  • Thành viên hợp danh: Là đồng chủ sở hữu cùng với ít nhất 1 người khác. Họ cùng kinh doanh dưới một tên chung và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của doanh nghiệp.
  • Thành viên góp vốn: Thành viên này chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi đã góp vốn.
Xem thêm:   Doanh nhân là gì? Vai trò của doanh nhân trong phát triển kinh tế

Đối tượng đại diện pháp luật, điều hành kinh doanh

Các thành viên hợp danh sẽ có quyền đại diện pháp luật để tổ chức hoạt động, điều hành kinh doanh. Họ sẽ phân công nhau đảm nhiệm các chức danh quản lý và kiểm soát nhằm đưa công ty phát triển theo định hưởng đã được đề ra.

Khi 1 hoặc tất cả thành viên hợp danh đều thực hiện công việc kinh doanh thì quyết định sẽ được thông qua theo nguyên tắc đa số. Những hoạt động do thành viên thực hiện nằm ngoài phạm vi hoạt động của công ty thì sẽ không thuộc trách nhiệm của đơn vị đó.

Ưu điểm, nhược điểm của công ty hợp danh

Ngoài việc nắm rõ được công ty hợp danh là gì, việc nhận thức những ưu – nhược điểm của chúng sẽ giúp bạn đưa ra những lựa chọn sáng suốt hơn. Theo đó, hình thức này mang tới rất nhiều ưu điểm nổi bật nhưng cũng tồn tại những hạn chế nhất định.

Ưu điểm

Là một hình thức kinh doanh tiên tiến, công ty hợp danh có nhiều ưu điểm:

  • Dễ dàng tạo được sự tín nhiệm của bạn hàng, đối tác kinh doanh.
  • Việc điều hành và quản lý hoạt động trong công ty không quá phức tạp.
  • Thành viên đều là những người có trình độ chuyên môn cao, tạo được sự tin cậy cho đối tác.
  • Dễ được ngân hàng cho vay vốn và hoãn nợ hơn.
  • Cơ cấu tổ chức đơn giản, dễ quản lý.
Xem thêm:   Ponzi là gì? Những điều cần biết về một mô hình Ponzi

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm, công ty hợp danh cũng bộc lộ một vài nhược điểm. Cụ thể như:

  • Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao.
  • Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
  • Việc huy động vốn còn hạn chế, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về dòng tiền trong quá trình kinh doanh.
  • Thành viên hợp danh sau khi rút khỏi công ty vẫn phải chịu trách nhiệm nếu những khoản nợ này phát sinh từ những cam kết của doanh nghiệp trước khi rút khỏi hoàn toàn.

Thủ tục thành lập công ty hợp danh

Hiểu được công ty hợp danh là gì thì việc nắm bắt các bước để thành lập sẽ dễ dàng hơn. Bạn có thể nhanh chóng thành lập doanh nghiệp với 5 bước như sau:

  • Bước 1: Cá nhân nộp hồ sơ tại phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
  • Bước 2: Phòng đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ, trao giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ.
  • Bước 3: Trong thời hạn 03 – 05 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, công ty sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Bước 4: Nhận công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp trên cổng thông tin đăng ký quốc gia. Nội dung công bố gồm các nội dung giấy chứng nhận giấy phép hoạt động và ngành nghề kinh doanh.
  • Bước 5: Thông báo mẫu con dấu với phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch Đầu tư.

Với những thông tin bổ ích trên, mong rằng bạn đọc đã được giải đáp mọi vấn đề liên quan. Từ đó, tăng khả năng kinh doanh, thu nhiều lợi nhuận cũng như tránh các rủi ro của các nhà đầu tư riêng lẻ.

Việc hiểu sâu công ty hợp danh là gì là điều cần thiết. Mọi thắc mắc, hãy liên hệ với Tài Chính Plus để được giải đáp cụ thể, chi tiết.

Viết một bình luận