Bitcoin (BTC) là gì? Những kiến thức về Bitcoin mà bạn cần phải biết

Vào ngày 14/4/2021, Bitcoin đã chạm đỉnh ATH (All-time-high: Cao nhất mọi thời đại) và chạm ngưỡng kỷ lục ở mức hơn 64.000 USD. Trên sàn Vicuta cùng ngày, mức giá này tương đương khoảng 1,506 tỷ đồng mua vào và 1,576 tỷ đồng bán ra. Đồng thời, đưa tổng quy mô thị trường tiền ảo lên tới 2,5 tỷ USD, tăng trưởng hơn 25 lần so với thời điểm tháng 4/2020.

Hình 1: Dữ liệu về mức giá của bitcoin tại coinmarketcap.com

Kỷ lục này đã dấy lên nhiều cuộc thảo luận sôi nổi trên các cộng đồng đầu tư trên khắp thế giới. Chỉ riêng tại Việt Nam, từ khoá Bitcoin hay Tiền Ảo đã lọt top chủ đề hot trong tháng 4 và tháng 5 (theo Google Trending). Thế nhưng, bất chấp những con số “biết nói” đáng kinh ngạc, những lo ngại về rủi ro lừa đảo vẫn hiện hữu trong tâm trí các nhà đầu tư. Thậm chí, một số người còn ví Bitcoin như những bóng bóng Dot-com (Sự bủng nổ của thị trường chứng khoản những năm 2000) hay hội chứng Tulip (Thúc đẩy giá củ Tulip lên cao bất thường và đột ngột sụp đổ).

Những lo ngại của các nhà đầu tư là hoàn toàn dễ hiểu. Bởi lẽ, Blockchain (Chuỗi khối) hay Proof of Work (Bằng chứng công việc) đều là những công nghệ ở thưở sơ khai và nằm xa khỏi tầm hiểu biết của đại đa số. Việc nhìn thấy rủi ro hay cơ hội đều nằm ở sự am hiểu tận tường công nghệ và giá trị cốt lõi của tiền ảo trong mắt mỗi người. Trong bài viết này, tôi sẽ giúp bạn có những cái nhìn sâu và rộng nhất về Bitcoin nói chung và công nghệ đằng sau nó nói riêng.

Bitcoin là gì?

bitcoin là gì

Bitcoin là gì? Theo Investopedia, Bitcoin là đồng tiền ảo được tạo vào tháng 1/2009 bởi một người có bí danh là Satoshi Nakamoto (Danh tính vẫn chưa được xác nhận). Ý tưởng của Bitcoin được công bố từ whitepaper, một giải pháp phi tập trung (Decentralization) nhằm giảm chi phí, thời giangia tăng tính bảo mật cho các giao dịch tài chính. Đồng thời, giải pháp phi tập trung của Bitcoin sẽ xoá nhoà vai trò trung gian của các tổ chức tài chính hay chính phủ.

Với việc sử dụng hệ thống Mạng hàng ngang (Peer-to-Peer Network) đằng sau, dữ liệu của Bitcoin sẽ được xác thực qua hệ thống máy tính toàn cầu khổng lồ thay vì một máy chủ (Server) do 1 tổ chức quản trị. Toàn bộ dữ liệu về thanh toán, chi tiêu và số dư sẽ được lưu trong 1 cuốn sổ cái (Public Ledger). Như đã nói ở trên, mọi thông tin biến động và giao dịch tài chính phải được xác thực qua toàn bộ hệ thống máy tính trong Network. Việc không phụ thuộc vào một tổ chức cụ thể sẽ khiến các giao dịch bitcoin trở nên bảo mật và an toàn tuyệt đối.

Blockchain là gì? Cơ sở dữ liệu (Database) là gì?

Blockchain

Công nghệ lõi đằng sau Bitcoin chính là Blockchain. Cách thức xây dựng và phát triển của công nghệ này dường như vô cùng phức tạp, tuy nhiên dưới góc độ của nhà đầu tư thì việc thấu hiểu cách thức vận hành sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Blockchain là một cơ sở dữ liệu (Database). Trước khi đi sâu vào Blockchain, chúng ta hãy tóm lược một chút về Database.

Một cơ sở dữ liệu (Database) là một cơ sở được xây dựng nhằm thu thập, quản lý và sử dụng dữ liệu trên một hệ thống máy tính. Thông tin hay dữ liệu (data) trong cơ sở dữ liệu thường được cấu trúc hoá thành bảng biểu để dễ dàng sử dụng hay tìm kiếm, truy suất khi cần thiết.

(Spreadsheet) là gì?

Spreadsheet

Bảng tính (Spreadsheet) dường như rất phổ biến trong cuộc sống của chúng ta như trên Excel hay Google Sheet,… Mục đích chính của bảng tính là phục vụ cho một người hoặc một nhóm nhỏ người truy cập và truy xuất dữ liệu bên trong. Ngược lại, một cơ sở dữ liệu (database) sẽ được thiết kế để quản trị và thu nhập một lượng dữ liệu lớn hơn rất nhiều. Mục đích chính của Database thường đáp ứng cho lượng lớn người sử dụngsử dụng đồng thời trong các công ty và tập đoàn lớn.

Một bảng tính có thể sử dụng được trên một thiết bị máy tính vật lý (PC Computer, Laptop). Tuy nhiên, với một hệ thống cơ sở dữ liệu thì nó yêu cầu một máy chủ đủ lớn. Các máy chủ này có thể được xây dựng bằng hàng nghìn máy tính vật lý với cấu hình mạnh và bộ nhớ khủng để đáp ứng lưu lượng truy cập đồng thời của rất nhiều người sử dụng. Điểm chung của 2 loại hình này là đều được quản trị bởi một doanh nghiệp hoặc tổ chức cụ thể.

Sự khác biệt giữa Database và Blockchain?

sự khác nhau giữa Database và Blockchain

Sự khác biệt đáng chú ý nhất giữa Database và Blockchain nằm ở cách dữ liệu được cấu trúc. Blockchain quản lý, giám sát chặt chẽ các dữ liệu được mã hoá theo nhóm, hay còn được gọi là theo Block (Khối). Khi một khối được đưa vào, chúng sẽ được thu thập dữ liệu và liên kết với khối trước đó để tạo thành một chuỗi các khối, hay còn được còn là Blockchain.

Trong khi đó, cơ sở dữ liệu (database) được cấu trúc thành các bảng biểu, trái ngược với Blockchain, được cấu trúc thành các khối.

Các khối trong hệ thống Blockchain sẽ lưu trữ thời gian khởi tạo, dữ liệu giao dịch và được thu thập bởi các khối trước đó. Việc tham gia vào hệ thống sẽ khiến từng khối phải đảm bảo tính đồng nhấtchính xác với toàn bộ dữ liệu trong Blockchain. Vì điều này, Blockchain sẽ trở nên vô cùng bảo mật và ngăn chặn mọi hành vi gian lận, thay đổi dữ liệu trong hệ thống. Ngoại trừ một lỗ hổng tiềm năng mang tên Tấn công 51% (51% Attack), đây là cuộc tấn công mà tổ chức hoặc cá nhân hacker thay đổi tính toàn vẹn của hơn 50% tổng tỷ lệ hashrate trong mạng lưới blockchain. Chúng ta sẽ đi sâu hơn về lỗ hổng này ở phần sau của bài viết.

Trái ngược với Blockchain, có sở dữ liệu (database) được kiểm soát và tuỳ ý thay đổi bởi các tổ chức hay công ty sở hữu. Điều này tiềm ẩn rủi ro về khai thác dữ liệu người dùng, lừa đảo hay sự giám sát từ các bên thứ 3.

Cơ chế hoạt động của Bitcoin?

Cơ chế hoạt động của Bitcoin

Bitcoin là một hệ thống chạy trên giao thức xác minh dữ liệu mang tên Blockchain. Như đã nói, Blockchain là một hệ thống lưu trữ và thu thập thông tin dữ liệu phi tập trung (Decentralization) theo từng khối, điều này khiến hệ thống trở nên không thể thay đổi và vô cùng bảo mật.

Một hệ thống Blockchain được ví như một cuốn sổ cái (Distributed Ledger Technology – DLT). Cuốn sổ này sẽ lưu trữ toàn bộ thông tin về giao dịchđối chiều chúng với toàn bộ các khối (block) khi giao dịch phát sinh. Mỗi khối đều chứa một số hiệu giao dịch riêng và mỗi khi một khối được thêm vào, số hiệu giao dịch sẽ được ghi lại vào cuốn sổ cái. Dữ liệu của các khối sẽ được lưu trữ phi tập trung trên toàn bộ mạng lưới các Node (Nút) và xác thực dữ liệu bởi người tham gia vào mạng lưới bởi các Miner (Thợ đào).

The whole point of using a blockchain is to let people — in particular, people who don’t trust one another — share valuable data in a secure, tamperproof way.
— MIT Technology Review

Blockchain được cấu thành bởi 3 yếu tố quan trọng: Khối (Blocks), Nút (Nodes) và Thợ đào (Miners).

1. Các khối (Blocks) là gì? Cơ chế hoạt động của khối?

Các khối (Blocks) là gì? Cơ chế hoạt động của khối?

Các khối (Blocks) mang cho mình một số hiệu giao dịch riêng lưu trữ toàn bộ thông tin của giao dịch. Khi tham gia vào mạng lưới, các khối sẽ được liên kết và xác minh với các chuỗi trước đó để tạo thành chuỗi các khối Blockchain.

Mỗi chuỗi (chain) đều sở hữu số lượng lớn khối, mỗi khối đều sở hữu 3 đặc tính cơ bản sau:

  • Mỗi khối đều được lưu trữ dữ liệu bên trong.
  • Mỗi khối đều được mã hoá bằng bảo mật 32-bit hay còn được gọi là số Nonce (Số được sử dụng một lần). Số Nonce sẽ được khởi tạo đồng thời với khối, cùng với đó là khởi tạo Tiêu đề khối (Block Header).
  • Mỗi khối đều được xác định bởi một hàm băm (Hash) có giá trị là 256-bit (32 bytes), chúng dùng để giải mã các số Nonce.

Ví dụ với hàm băm Hash có giá trị 256 bit (32 bytes) với SHA256.

SHA256 (“Hello World”) = a591a6d40bf420404a011733cfb7b190d62c65bf0bcda32b57b277d9ad9f146e

Bất cứ sự thay đổi nhỏ nào trong dữ liệu gốc đều dẫn tới sự thay đổi hoàn toàn của giá trị băm:

SHA256 (“Hello World”) = 12fec4c65dd4455c48aff8977a7cd8ccb97539ad4cd7c37f13cf71ba8bee9a98

Các thợ đào (Miner) sẽ nỗ lực để xác định tiêu đề khối thông qua việc hash liên tục số Nonce. Thông qua hành động này, họ sẽ mã hoá được một khối và nhận được một Bằng chứng công việc (Proof of Work). Bằng chứng công việc sẽ giúp người đào nhận được phần thưởng là Bitcoin.

2. Thợ đào (Miners) là gì? Vai trò của Miners tới việc bảo mật Bitcoin?

Thợ đào (Miners) là gì

Thợ đào (Miners) sẽ tạo ra các khối trên chuỗi Blockchain thông qua việc công nghệ Đào (Mining).

Trong mỗi khối đều sở hữu một số Noncehàm Hash duy nhất, chúng đồng thời được liên kết với hàm Hash ở khối trước đó. Điều này khiến việc đào (Mining) trở nên vô cùng khó khăn, đặc biệt là các hệ thống Blockchain sở hữu số lượng lớn khối như Bitcoin.

Các thợ đào cần sử dụng một phần mềm đặc biệt để giải mã các chuỗi toán học phức tạptìm ra số Nonce chấp thuận hàm Hash. Bởi vì số Nonce chỉ bảo mật bằng 32-bit, trong khi hàm băm Hash lại sở hữu 256 bit. Vậy nên, có tới khoảng 4 tỷ khả năng mà khối sẽ được giải mã bằng số Nonce. Khi giải mã được số Nonce, khối sẽ được thêm vào chuỗi của hệ thống Blockchain.

Hình 2: Mô tả số lượng khối, kích thước khối,… trên Bitinfocharts.com

Trong trường hợp, muốn thay đổi dữ liệu của các khối trước đó trong chuỗi, các thợ đào không chỉ cần thực hiện “đào” lại khối 1 lần nữa mà còn là 51% các khối đã được đào trước đó. Điều này khiến công nghệ Blockchain vô cùng bảo mật và an toàn. Ước tính tới thời điểm 30/6/2021 thì bitcoin sở hữu 689,197 khối trong chuỗi (theo Bitinfocharts.com).

3. Các nút (Nodes) là gì? Vai trò của các nút với hệ thống Blockchain?

Các nút (Nodes) là gì

Một trong những đặc tính quan trọng nhất của công nghệ Blockchain chính là Tính phi tập trung (Decentralization). Bởi lẽ, không một cá nhân hay tổ chức nào có thể sở hữu một chuỗi các khối trong blockchain. Thay vào đó, nó sẽ cung cấp một cuốn sổ cái để kết nối tới khối.

Các nút (Nodes) chính là các thiết bị điện tử như: Máy tính, điện thoại, máy in trên một hệ thống Blockchain. Chúng lưu trữ các bản sao của cuốn sổ trên hệ thống Blockchain và giúp hệ thống thực hiện nhiều tác vụ khác nhau, đôi khi bao gồm cả các giao dịch điện tử. Các nút thường được cấu trúc theo mô hình Cây nhị phân (Binary tree).

Khi đóng góp các nút vào mạng lưới Blockchain để thực hiện giải mã các thuật toán nhằm lưu trữ và xác thực các giao dịch, chủ sở hữu sẽ được thưởng bằng các phần thưởng điện tử. Quy trình này được gọi là Mining (Đào tiền) như đã mô tả ở phần trên.

Vì đã nói, các Nonce sẽ tự động thay đổi và có tới 4 tỷ khả năng để xác thực khối. Thế nên, việc đào Bitcoin yêu cầu một thiết bị có phần cứng cực mạnh như CPU (Central Processing Unit) hoặc GPU (Graphics Processing Unit) để xử lý kịp thời các giao dịch. Tính tới ngày 11/10/2021 thì trên toàn thế giới, Bitcoin sở hữu 13,696 nút (theo Bitnodes.io).

Hình 3: Số lượng nút của Bitcoin trên toàn thế giới theo số liệu của Bitnodes.io

4. Tổng trữ lượng Bitcoin là bao nhiêu?

Theo nhiêu khía cạnh, việc khai thác Bitcoin cũng giống như khai thác vàng bởi sự khan hiếm của nó. Ngoại trừ việc Bitcoin được thiết kế theo một hệ thốngtheo quy trình cụ thể bởi người sáng lập Satoshi Nakamoto.

Hình 4: Tổng trữ lượng bitcoin đã được khai thác theo số liệu của Blockchain.com

Vào 2008, ông đã thiết kế để chỉ 21.000.000 bitcoins có thể được đào. Phần thưởng bitcoin sẽ giảm dần 50% vào mỗi 4 năm, ước tính tới 10/2021 thì toàn thế giới đã khai thác được hơn 18,8 triệu bitcoins. Toàn bộ 21.000.000 bitcoins sẽ được khai thác hết vào năm 2040.

5. Phần thưởng của đào Bitcoin là bao nhiêu?

Phần thưởng của Bitcoin sẽ dành cho người giải mã được hàm Hash và thêm khối bitcoin vào hệ thống Blockchain.

Vào thời điểm ra mắt, tức là 2008, phần thưởng cho mỗi khối được xác thực là 50 bitcoins. Vào 2012 (4 năm sau đó), phần thưởng giảm 50% theo chu kỳ 4 năm, còn 25 bitcoins. Vào 2016, nó tiếp tục giảm 50% và còn 12,5 bitcoins. Gần đây nhất, vào 2021 thì các thợ đào sẽ nhận được 6,25 bitcoin cho mỗi khối được thêm vào hệ thống. Ước tính giá trị cho mỗi khối vào 2021 khoảng 294,168 USD (6.770.570,69 Đồng) theo tỷ giá hồi 24/2/2021.

Phần thưởng Bitcoin sẽ tiếp tục giảm dần cho tới khi toàn bộ khối trong 21.000.000 bitcoins được khai thác hết.

6. Chuyện gì xảy ra khi Bitcoin được khai thác hết?

Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng, khi 21.000.000 bitcoins được khai thác hết thì hệ thống xác thực sẽ dừng lại. Tuy nhiên thì không phải như vậy.

Cho dù bitcoin được khai thác hết thì các thợ đào (miners) đều sẽ tiếp tục hoạt động và thực hiện xác thực giao dịch trong hệ thống blockchain. Bởi lẽ, mỗi giao dịch bitcoin đều có phí tương ứng với nó. Theo bitinforcharts.com, vào 11/10/2021 thì phí cho mỗi giao dịch Bitcoin rơi vào khoảng 0,00059 BTC (3,32 USD)/ 1 BTC, tương ứng 0,00000015 BTC/byte.

Hình 5: Mức chi phí trên mỗi giao dịch theo số liệu của bitinforcharts.com

Các phí này sẽ tiếp tục tăng theo số lượng giao dịch và giá BTC. Đặc biệt trong bối cảnh số lượng giao dịch của bitcoin đang ngày càng tăng lên chóng mặt và lên tới 206,000 giao dịch trong 24 giờ (tính tới 30/6/2021). Các phí giao dịch này sẽ được trả cho các thợ đào nhằm duy trì hoạt động của hệ thống Blockchain.

7. Cơ chế hoạt động của các giao dịch Bitcoin?

We define a bitcoin as a chain of digital signatures. Each owner transfers bitcoin to the next by digitally signing a hash of the previous transaction and the public key of the next owner and adding these to the end of the coin. A payee can verify the signatures to verify the chain of ownership.
— Satoshi Nakamoto, Bitcoin Whitepaper

Để mô tả cơ chế hoạt động của các giao dịch bitcoin, chúng ta hãy cùng đi vào 1 ví dụ. Giả sử, Mark muốn chuyển một vài đồng bitcoin cho Jessica. Một giao dịch sẽ được cấu thành bởi 3 phần:

  • Đầu vào (Input): Đây là một bản lưu trữ của địa chỉ BTC mà Mark khởi tạo để chuyển tới Jessica.
  • Số lượng (Amount): Đây là một số lượng cụ thể mà Mark muốn chuyển tới Jessica.
  • Đầu ra (Output): Đây là mã khoá công khai của Jessica, hay còn được gọi là địa chỉ bitcoin.

8. Cách thức giao dịch được thực hiện?

Để thực hiện giao dịch, người giao dịch cần có Mã công khai (Public key)Mã bảo mật (Private key) tương ứng với lượng BTC cần giao dịch.

8.1 Mã công khai (Public key) là gì?

Mã công khai, hay còn được gọi là địa chỉ Bitcoin (Bitcoin address) là một tổ hợp các ký tự và chữ số ngẫu nhiên. Chúng được xây dựng dựa trên Thuật toán khoá đối xứng (Asymmetric encryption), thông thường được sử dụng trong TSL/SSL để bảo mật HTTPS.

Chúng an toàn và có thể công khai với người khác để nhận BTC về cho bạn.

8.2 Mã bảo mật (Private key) là gì?

Mã bảo mật, hay còn được gọi là Mã bí mật (Secret Key)mã đối xứng với mã công khai. Chúng được tạo ra khi mã hoá mã công khai và có chức năng giải mã mã công khai.

Trái ngược với mã công khai, mã bảo mật cần được giữ bí mật để tránh bị tấn công hoặc đánh cắp từ người khác.

CẢNH BÁO: Hãy lưu trữ mã bảo mật của bạn bằng bút và giấy để lưu trữ chúng. Trong trường hợp bạn bị mất tài khoản Bitcoin, chúng sẽ dùng để xác thực và lấy lại BTC của bạn.

8.3 Ví dụ về cơ chế hoạt động của giao dịch BTC?

Quay trở lại ví dụ trên, Mark muốn chuyển cho Jessica một lượng BTC nhất định.
Để thực hiện điều này, anh ấy sẽ dùng mã bảo mật (Private key) để khởi tạo các thông tin giao dịch chi tiết. Các thông tin này sẽ được gửi tới hệ thống Blockchain, các thông tin bao gồm:

  • Đầu vào (Input): Nguồn của các giao dịch BTC đã gửi tới địa chỉ của Mark trước đó.
  • Số lượng (Amount): Số lượng BTC mà Mark muốn gửi tới Jessica.
  • Đầu ra (Output): Địa chỉ công khai của Jessica.

Giao dịch sau khi được khởi tạo sẽ được gửi tới hệ thống Bitcoin. Các thợ đào (miners) sẽ xác thực lượng BTC mà Mark đang nắm giữ từ các giao dịch trước đó. Sau khi xác thực thành công, lượng BTC đó sẽ được gửi tới mã công khai của Jessica.

8.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới giá của Bitcoin?

Không giống với thị trường tiền tệ truyền thống, bitcoin không được bảo chứng bởi quỹ tiền tệ hay tổ chức chính phủ nào. Sở hữu hay mua bitcoin khác hoàn toàn với việc sở hữu cổ phiếu, trái phiếu bởi Bitcon không phải của một tổ chức nào. Thế nên, việc định giá Bitcoin sẽ không thể sử dụng các phương pháp truyền thống, ví dụ như Dòng tiền chiết khấu (Discounted Cash Flow) – phương pháp phổ biến trong đầu tư.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ đề cập tới 6 yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới giá của đồng BTC.

Chuỗi cung ứng và nhu cầu sở hữu BTC (Cung – Cầu)

Quy luật cung cầu được đề cập rất nhiều trong lý thuyết kinh tế căn bản. Chúng quyết định nhu cầu sử dụng sản phẩm và giá cả của sản phẩm trên thị trường. Bitcoin cũng vậy, chúng được định giá dựa vào nhu cầu sở hữu và tiêu dùng trên thị trường. Cùng với đó, là khối lượng được cung ứng trên thị trường trên từng thời điểm.

Bây giờ, chúng ta hãy đi chi tiết vào các yếu tố then chốt quyết định tới cung – cầu của bitcoin trên thị trường:

Đầu tiên, có thể kể đến tốc độ để một đồng bitcoin được tạo ra và cung cấp trên thị trường. Một đồng bitcoin được tạo ra khi và chỉ khi các thợ đào giải mã và đưa chúng vào thị trường. Tuy nhiên, tỷ lệ các đồng bitcoin mới được cung cấp vào thị trường lại được thiết kế để giảm dần theo mỗi 4 năm. Ví dụ: Vào 2016, tốc độ tạo ra một bitcoin mới bị giảm 6,9%. Vào 2017, chúng bị giảm còn 4,4%. Vào 2018, chúng bị giảm còn 4,0 %. Sự suy giảm trong tốc độ tạo ra đồng Bitcoin sẽ mang đến viễn cảnh về nhu cầu sử dụng BTC tăng trưởng nhanh hơn nguồn cung. Khu nhu cầu tăng lên, giá BTC sẽ tăng lên đồng thời.

Hình 6: Mức giá vào giai đoạn 28/9/2016 theo số liệu của coinmarketcap.com

Điều này đã hoàn toàn chính xác. Lấy ví dụ vào thời điểm tháng 28/9/2016, giá BTC chỉ ở mức 604%. Cùng thời điểm, vào 28/9/2017, giá BTC đã chạm mức ~ 4000$. Chúng tiếp tục tăng trưởng ở các năm tiếp theo. (Số liệu lấy theo coinmarketcap.com).

Tiếp theo, giới hạn nguồn cung Bitcoin sẽ ảnh hưởng tới quy luật cung-cầu. Như đã nói ở đầu bài viết, Bitcoin được cấu trúc và thiết kế từ nhà sáng lập Satoshi Nakamoto. Tổng trữ lượng Bitcoin tối đa là 21.000.000 đồng BTC và giảm đều 50% sau mỗi 4 năm (từ 2008). Khi trữ lượng đạt đỉnh, thợ đào sẽ không được thưởng BTC và mở khoá bitcoin mới khi đào nữa. Tính tới tháng 12/2020, có tới 88,5% chuỗi cung ứng bitcoin đã được đào. Khi 21 triệu bitcoin được đưa vào chuỗi cung ứng (vào 2024), giá cả sẽ phụ thuộc vào những yếu tố thiết thực như số lượng quốc gia chấp nhận bitcoin vào thanh toán, …

Chi phí để tạo ra đồng Bitcoin

Cho dù Bitcoin là đồng tiền điện tử, thế nhưng chúng vẫn được tạo ra từ các chi phí thực tế như nguồn điện năng tiêu thụ để đào Bitcoin. Đào Bitcoin là một quá trình phức tạp nhằm giải mã các thuật toán để nhận phần thưởng là đồng BTC. Như đã nói ở phần trên, quá trị giải mã hàm Harsh thông qua hơn 4 triệu kết quả của mã Once sẽ tiêu tốn lượng điện năng khổng lồ. Chắc chắn, các thợ đào phải tính toán chi phí để cân nhắc việc đầu tư cho việc sản xuất Bitcoin.

Điểm đặc biệt của Bitcoin là chúng chỉ cho phép 1 khối bitcoin được tìm trong vòng 10 phút. Điều này dẫn tới sự cạnh tranh gắt gao giữa các thợ đào, bởi chỉ người nhanh nhất và duy nhất sẽ được nhận phần thưởng này.

Khả năng cạnh tranh của Bitcoin trên thị trường

Chúng ta thường biết đến Bitcoin nhờ sự nổi tiếng và quy mô lớn nhất của nó trên thị trường tiền ảo. Thế nhưng, vẫn còn rất nhiều đồng tiền khác với các tính năng nổi bật đang dần phát triển và thậm chí vượt mặt cả BTC. Có thể kể đến như: Ethereum (ETH), Tether (USDT), Binance Coin (BNB), Cardano (ADA),…

Hình 7: Thị phần của thị trường tiền ảo theo số liệu của coinmarketcap.com

Việc gia mắt càng nhiều Coin với ứng dụng thực tiễn và hữu ích cho mọi người, chúng sẽ vô hình gia tăng mức độ nhận biết và quy mô thị trường cho cả ngành. Vô hình chung, chúng cũng giúp Bitcoin tiếp cận nhiều hơn tới các nhà đầu tư tiềm năng. Từ đó, gia tăng giá Bitcoin trên thị trường.

Khả năng tiếp cận và trao đổi Bitcoin

Giống như thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư có thể tiếp cận và trao đổi qua NYSE, Nasdaq hay FTSE thì Bitcoin có thể tiếp cận qua Coinbase, GDAX hay Binance,… Tương tự như thị trường trao đổi tiền tệ truyền thống, các nền tảng này sẽ chấp thuận việc trao đổi Bitcoin qua tỷ giá của các đồng tiền ổn định khác như BTC/USD, BTC/ U.S. Dollar, BTC/ VNĐ.

Càng nhiều nền tảng trao đổi tiền ảo ra mắt, càng dễ dàng hơn cho các nhà đầu tư tiếp cận Bitcoin. Đồng thời với đó là các quy định về việc bảo mật cho các nhà đầu tư nh SAFT (Simple Agreement for Future Tokens) cũng ra mắt.

Quy định và tính pháp lý của tiền điện tử

Sự gia tăng và phát triển nhanh chóng của tiền điện tử đã rấy lên rất nhiều câu hỏi về việc phân loại chúng như thế nào. Trong khi tổ chức Securities and Exchange Commission (SEC) của Mỹ lựa chọn cách phân loại qua tính bảo mật, hoặc U.S. Commodity Futures Trading Commission (CFTC) coi Bitcoin như một loại hàng hoá. Thế nhưng, rất nhiều chính phủ đang gặp khó khăn để có cái nhìn nhất quán về tiền điện tử.

Việc thiếu quy định cũng như không chấp nhận hoặc hợp pháp hoá tiền điện tử trong các quốc gia có thể tác động tới giá Bitcoin theo một số cách như:

  • Bitcoin không thể sử dụng như một loại tiền và không thể mua được hàng hoá. Điều này dẫn tới giảm nhu cầu sử dụng Bitcoin.
  • Các nhà đầu tư sẽ giảm niềm tin vào tương lai của Bitcoin, dẫn tới giá Bitcoin suy giảm.

Vai trò của truyền thông

Trong thời đại 4.0, vai trò của truyền thông tác động rất mạnh mẽ tới tâm trí của các nhà đầu tư. Theo các nhà khoa học tâm lý, hiệu ứng FOMO được hình thành từ các thông tin đề cập trên mạng xã hội. Đây chính là hiệu ứng thôi thúc các nhà đầu tư mua & bán các đồng tiền ảo để tránh việc bị mất khoản tiền kỳ vọng.

Những quốc gia nào chấp nhận sử dụng Bitcoin?

Bitcoin không được lưu trữ, quản lý hay bảo chứng bởi một quốc gia và ngân hàng cụ thể nào. Thay vào đó, nó được tạo ra và quản lý bởi cuốn sổ điện tử thông qua cơ chế đào (mining). Điều này khiến việc các quốc gia đang phải đau đầu trong việc nhìn nhận nhất quán về Bitcoin.

Thế nhưng, một số quốc gia đã và đang chấp nhận Bitcoin một phần hoặc rộng rãi. Sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết.

1. Mỹ (Hợp chủng quốc Hoa Kỳ)

Nước Mỹ đã có cái nhìn tích cực về phía Bitcoin. Điều này được thể hiện qua hoạt động phòng chống các giao dịch trái phép từ chính phủ Mỹ. Đồng thời, các doanh nghiệp mở cửa cho việc thanh toán bằng Bitcoin như Dish Network (DISH), Microsoft, Subway và Overstock (OSTK).

2. Canada

Giống như người hàng xóm Mỹ của mình, Canada đã sớm có cái nhìn thiện cảm với BItcoin. Bitcoin được coi như một loại hàng hoá thông qua điều luật Canada Revenue Agency (CRA).

Điều này đồng nghĩa, tại Canada thì Bitcoin được nhìn như loại tiền trung gian để mua bán hàng hoá. Canada còn coi việc trao đổi Bitcoin như một dịch vụ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chúng còn phải được chấp thuận bởi FINTRAC – Đạo luật giao dịch và báo cáo dữ liệu của Canada.

Thế nhưng, vẫn còn một vài ngân hàng tại Canada cấm việc sử dụng và thanh toán cho các giao dịch Bitcoin.

3. Úc

Tương tự như Canada, Úc cân nhắc Bitcoin như một loại tiền trao đổi trung gian thông qua Australian Taxation Office (ATO).

4. Liên minh Châu u (EU)

Vào 2015, ECJ thuộc liên minh châu âu EU đã ban hành luật liên quan tới mua và bán các loại tiền điện tử. Theo đó, Bitcoin được coi như một dịch vụ và được miễn thuế VAT với mọi thành viên của liên minh.

5. El Salvador

El Salvador là quốc gia đầu tiên hợp pháp và chấp nhận sử dụng Bitcoin diện rộng. Vào tháng 6, 2021, tổng thống Nayib Bukele đã chấp nhận Bitcoin như một loại hình thanh toán trong toàn bộ quốc gia.

Những quốc gia nào cấm sử dụng Bitcoin?

Bên cạnh đó, vẫn còn rất nhiều quốc gia cấm hoặc coi việc sử dụng Bitcoin là trái phép như:

1. Trung Quốc

Trung Quốc là ví dụ điển hình nhất cho việc cấm sử dụng Bitcoin. Tất cả ngân hàng và dịch vụ tài chính đều bị cấm chấp thuận Bitcoin. Các nền tảng trao đổi Bitcoin và tương tự đều bị cấm. Chính phủ Trung Quốc cũng cấm các thợ đào xác thực và đào bitcoin.

2. Nga

Bitcoin bị cấm hoàn toàn tại Nga. Mọi hoạt động liên quan với sử dụng hay thanh toán bằng Bitcoin đều được coi là trái pháp luật.
Việt Nam
Tại Việt Nam, Bitcoin và các tiền điện tử vẫn chưa được coi như một hình thức thanh toán.

3. Bolivia, Columbia và Ecuador

Cả 3 quốc gia này đều cấm sử dụng và trao đổi Bitcoin dưới mọi hình thức. Columbia cấm thêm cả sử dụng bitcoin như một hình thức đầu tư.

Cách mua Bitcoin? Mua Bitcoin ở đâu thì an toàn và giá rẻ?

Đầu tư vào Bitcoin tưởng chừng như rất phức tạp nhưng thực tế thì lại vô cùng dễ dàng. Hiện nay, có rất nhiều nền tảng P2P và nền tảng trung gian ra mắt, điều này khiến việc mua bán và trao đổi Bitcoin trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Trước khi trao đổi sâu hơn vào cách mua Bitcoin, chúng ta hãy cùng đề cập đến những điều kiện mà nhà đầu tư cần có để sở hữu bitcoin. Thông thường, bạn sẽ cần 4 thứ để có thể mua bitcoin như:

  • Một tài khoản giao dịch Bitcoin
  • Một giấy tờ để xác minh danh tính (CMTND, Căn Cước, Bằng lái xe,…)
  • Một mạng máy tính được bảo mật cao
  • Một phương thức thanh toán (Quốc tế hoặc Nội địa)

Bảo mật thông tin tài khoản và tiền đầu tư của bạn là vô cùng quan trọng. Đặc biệt trong môi trường mạng, nạn lừa đảo và lợi dụng việc thiếu hiểu biết để lấy hết số tiền của các nhà đầu tư là vô cùng phổ biến.

Bạn cần lưu ý một số thông tin sau để tránh việc bị chiếm đoạt tiền đầu tư:

  • Giữ thật bảo mật và an toàn MÃ BẢO MẬT (Private key): Tội phạm mạng có thể truy cập và lấy trọn số tiền đầu tư nếu bạn bị mất mã Private Key.
  • Không cung cấp hoặc khoe khoang tiền đầu tư trên mạng: Bạn có thể vô tình lọt vào tầm mắt và dễ dàng bị tấn công khi để lộ quá nhiều thông tin trên mạng.
  • Chỉ giao dịch thông qua mã công khai (Public Address)hạn chế liên kết tài khoản với các nền tảng không uy tín.

Sau khi đã nắm rõ cách thức bảo mật tài khoản, giờ chúng ta sẽ đi chi tiết vào cách thức để thực hiện giao dịch mua – bán Bitcoin.

Bước 1: Lựa chọn một nền tảng giao dịch

Tạo tài khoản và đăng nhập vào nền tảng giao dịch sẽ cho phép bạn mua và bán tiền ảo.
Có rất nhiều nền tảng giao dịch trên thế giới, nhưng ở Việt Nam sẽ phổ biến nhất cho 2 loại:

  • Giao dịch Bitcoin thông qua sàn giao dịch
  • Giao dịch Bitcoin tại nền tảng P2P “Chợ đen”

1.1. Mua bán Bitcoin thông qua các sàn giao dịch

Với hình thức này, bạn sẽ dễ dàng mua và sở hữu Bitcoin. Đây cũng là hình thức phổ biến nhất tại Việt Nam mà các nhà đầu tư thường xuyên lựa chọn.

Ưu điểm:

  • Dễ dàng mua từ các sàn giao dịch khác nhau (Binance, Coinbase,…)
  • An toàn và ít rủi ro cho các nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường
  • Giao dịch dễ sử dụng và theo dõi biến động các khoản đầu tư
  • Có thể trao đổi bằng nhiều loại tiền tệ: VNĐ, Đô-la Mỹ, Euro,…

Nhược điểm:

  • Chi phí giao dịch cao: Tuỳ thuộc vào từng sàn và từng đồng coin sẽ có mức chi phí giao dịch khác nhau. Thông thường từ mức 0,01 – 0,1% trên mỗi giao dịch.
  • Tính pháp lý của nền tảng: Tại Việt Nam, chúng ta chưa có hành lang pháp lý cho tiền điện tử.

1.2. Các sàn giao dịch điện tử phổ biến nhất tại Việt Nam

Từ 2018 trở lại đây, các nền tảng tại Việt Nam đã gia tăng đáng kế. Tuy nhiên, trong bài viết này thì chúng tôi sẽ liệt kê ra các sàn phổ biến và uy tín nhất được giới đầu tư tin tưởng.

  • #1: Remitano: Đây là nền tảng rất phổ biến ở Việt Nam và được đánh giá là nền tảng uy tín và lớn nhất tại thị trường. Nền tảng Remitano còn sở hữu lượng giao dịch lớn nhất Việt Nam và có mức giá rất sát với thị trường thế giới. Bên cạnh Bitcoin (BTC) thì Remitano còn hỗ trợ giao dịch cả các đồng tiền lớn khác như Ethereum (ETH), Tether (USDT), Ripple (XRP), Litecoin (LTC),..

Đặc biệt, việc sử dụng Remitano rất dễ dàng vì giao diện hỗ trợ 100% tiếng Việt và giao dịch qua các thẻ nội địa Việt Nam.

Tuy nhiên, nhược điểm lớn của Remitano là giao diện chưa trực quan, sinh động để các nhà đầu tư dễ theo dõi biểu đồ tăng trưởng hay các chỉ số đánh giá cơ hội đầu tư.

  • #2: Binance: Chỉ sau Remitano, Binance là nền tảng giao dịch phổ biến thứ 2 tại Việt Nam. Nền tảng này đến từ sàn giao dịch tiền điện tử khổng lồ Trung Quốc nên rất uy tín và bảo mật. Nền tảng này cũng hỗ trợ giao dịch tất cả đồng tiền nổi tiếng hiện nay như Bitcoin (BTC), Ethereum (ETH), Tether (USDT),…

Ưu điểm lớn nhất của Binance chính là giao diện trực quan, dễ theo dõi và đánh giá cơ hội đầu tư trên từng đồng tiền. Bạn còn có thể vẽ biểu đồ hoặc kích hoạt các chỉ số quan trọng trong đầu tư như RSI, Market Cap,…

Nhược điểm duy nhất có lẽ là phí trên từng giao dịch cao, lên tới 0,1%/1 giao dịch. Tuy nhiên, đây là điều xứng đáng để đổi lại tính bảo mật và an toàn.

  • #3: Fiahub: Fiahub là sàn giao dịch mới nổi trên thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, mang theo ưu điểm là chi phí giao dịch rẻ, quá trình giao dịch nhanh chóng và dễ dàng thì đây là lựa chọn đáng chú ý của các nhà đầu tư. Hiện tại, Fiahub đã và đang hỗ trợ giao dịch các đồng tiền như Bitcoin (BTC) và Ethereum (ETH). Sắp tới, nền tảng sẽ mở rộng thêm và đồng coin khác làm đa dạng hệ sinh thái của mình.

  • #4: Huobi OTC: Đây là sàn giao dịch coin trực thuộc sàn giao dịch Huobi Global. Sàn Huobi ra mắt thị trường Việt Nam vào giữa năm 2018. Tuy chưa mở rộng quy mô bằng các sàn khác, tuy nhiên mức độ uy tín và an toàn lại không kém cạnh gì. Huobi cũng hỗ trợ giao dịch bằng các loại tiền VNĐ, Paypal, Visa,…

Nhược điểm lớn nhất của nền tảng này chính là giá mua bán coin chênh lệch cao hơn thị trường, đồng thời phí giao dịch cũng cao hơn các nền tảng khác.

1.3. Các sàn giao dịch “chợ đen” P2P

Khác với sàn giao dịch điện tử, sàn giao dịch P2P (Peer to Peer) sẽ đóng vai trò là cầu nối giữa người mua và người bán trực tiếp với nhau. Về cơ bản, giao dịch P2P sẽ xoá nhoà vai trò của người trung gian. Như trong sàn giao dịch điện tử thì các sàn chính là nơi giao dịch trung gian, họ thu phí và quản lý việc mua bán trong sàn.

Trước khi đi sâu vào từng sàn, chúng ta hãy đánh giá các thành tố của sàn giao dịch P2P.

  • KHÔNG TRUNG GIAN – KHÔNG (ÍT) PHÍ: Ngược lại với sàn giao dịch truyền thống, P2P sẽ giao dịch trực tiếp với người mua và bán chứ không thông qua trung gian. Điều này khiến các giao dịch miễn phí hoặc mất rất ít chi phí phát sinh.
  • TÍNH BẢO MẬT: Khi bạn giao dịch qua nền tảng trung gian, họ sẽ quản lý toàn bộ khoản tiền đầu tư của bạn. Điều này dẫn tới rủi ro khi sàn bị sập hoặc bạn bị hack mất mã bảo mật (Private key).
  • TÍNH CÁ NHÂN HOÁ: Các nền tảng trung gian yêu cầu bạn xác minh danh tính qua Chứng minh thư, Căn Cước,… Ngược lại, các sàn giao dịch P2P thì không. Tại đây, bạn được bảo mật danh tính hoàn toàn và giao dịch ẩn danh với người đối diện.
  • ĐA DẠNG HÌNH THỨC THANH TOÁN: Trong khi các sàn chỉ hỗ trợ giao dịch qua chuyển khoản, thẻ ngân hàng thì P2P mở rộng hơn rất nhiều. Nền tảng này cho phép bạn thanh toán qua Paypal, thẻ quà tặng, thẻ tín dụng, M-PESA,… và rất nhiều hình thức khác.

Sau khi bạn đã nắm rõ về cách giao dịch trên sàn P2P thì bây giờ, chúng ta sẽ đi sâu vào các sàn P2P uy tín nhất thị trường hiện nay.

Nền tảng giao dịch P2PQuốc gia hỗ trợHình thức thanh toánTính năng nổi bật
LocalBitcoinsToàn thế giới60+ phương pháp thanh toán0% phí cho giao dịch bitcoin
PaxfulToàn thế giới300+ phương pháp, bao gồm trao đổi tiền mặtNền tảng tốt nhất để giao dịch bằng thẻ quà tặng cho bitcoin
Hodl HodlToàn thế giới (Trừ Mỹ)108+ phương phápHoàn toàn phi tập trung
BitQuickMỹTiền mặtNhanh nhất khi mua Bitcoin bằng tiền mặt
LocalCoinSwapToàn thế giới250+ phương phápGiao dịch các tiền phổ biến như: BTC, ETH, LTC,…
RemitanoHơn 30 quốc gia, bao gồm MỹChuyển khoản ngân hàng, thông qua tiền ảo khácHỗ trợ mua, bán các tiền ảo phổ biến
Binance P2PToàn thế giới60+ phương pháp0% phí giao dịch
  • #1: LocalBitcoins: Được xây dựng vào Helsinky, Phần Lan và ra mắt từ 2012.

LocalBitcoins được đánh giá là nền tảng giao dịch P2P uy tín và lớn nhất thế giới. Tại đây, bạn được hỗ trợ mua Bitcoin với hơn 60+ hình thức khác nhau như: Thẻ quà tặng, Paypal, Chuyển khoản, Thẻ tín dụng, Tiền mặt, SEPA và alcoins. Cho đến gần đây, dịch vụ tiền mặt đã bị xoá khỏi ứng dụng.

LocalBitcoins yêu cầu xác thực tài khoản qua Email và Điện thoại với tất cả người dùng. Sau đó, bạn có thể mua bán bitcoins ẩn danh trên nền tảng mà không cần xác minh danh tính. Tuy nhiên, bạn chỉ có thể giao dịch tối đa 1,000 Euro (27 triệu VNĐ) mỗi năm. Nếu bạn muốn giao dịch số lượng lớn Bitcoin, bạn cần xác thực thông tin như Căn cước, Giấy tờ lái xe,…

Ưu điểm lớn nhất của nền tảng này là: Không phí đăng nhập, không phí giao dịch, không phí rút tiền,… Phí duy nhất bạn phải thanh toán là phí giao dịch Bitcoin. Đây là phí phát sinh khi bạn chuyển Bitcoin vào ví cá nhân của bạn.

  • 2#: Paxful: Ra mắt vào 2015, Paxful là một nền tảng giao dịch P2P uy tín chỉ sau LocalBitcoins.

Paxful cho phép bạn bảo mật thông tin mua, bán và trao đổi BTC không cần dịch vụ tài chính trung gian. Paxful hoạt động khá tương đồng với LocalBitcoins, ngoại trừ việc nó có nhiều khả năng thanh toán hơn Local.

Paxful hỗ trợ hơn 300+ hình thức thanh toán khác nhau. Chuyển khoản ngân hàng, tiền mặt, ví tiền online (Skrill, Paypal, Neteller), thẻ quà tặng (Amazon, iTunes), alcoins (Ripple, Ethereum),… là các hình thức phổ biến nhất.

Thêm vào đó, Paxful còn hỗ trợ mua bán tiền ảo thông qua giao dịch tiền mặt. Nếu bạn muốn mua bán Bitcoin ẩn danh mà không cần xác minh thông tin cá nhân thì Paxful là lựa chọn hoàn hảo.

Bạn có thể dễ dàng tạo tài khoản (Không cần xác minh ID) và giao dịch dễ dàng lên tới 1,500 USD (~ 40 triệu VNĐ). Nếu vượt qua mức này, bạn sẽ cần xác minh danh tính của mình.

Tuy nhiên, Paxful chỉ miễn phí nếu bạn là người mua Bitcoin. Nếu bạn là người bán, bạn sẽ phải trả phí theo bảng phí của Paxful như sau:

  • Chuyển khoản ngân hàng: 0.5%
  • Thẻ tín dụng: 1%
  • Tiền điện tử: 1%
  • Ví điện tử: 1%
  • Tiền mặt: 1%
  • Thẻ quà tặng: 3% cho tất cả các loại thẻ (Ngoại trừ iTunes và Google Play), 5% iTunes và Google Play.

Tương tự với LocalBitcoins, bạn phải thanh toán một khoản phí nhỏ để chuyển tiền sang các ví điện tử khác.

  • #3: Hodl Hodl: Đây là nền tảng giao dịch P2P Bitcoin cho phép bạn mua bán Bitcoin trực tiếp mà không cần thông qua trung gian. Ra mắt từ 2017, Hodl Hodl khá mới mẻ trong làng crypto thế giới, tuy nhiên nền tảng đã dần khẳng định vị thế qua từng năm.

Điểm khác biệt và nổi bật của Hodl Hodl là nền tảng không giữ tiền trong khi giao dịch. Tất cả hoạt động trong giao dịch sẽ diễn ra trực tiếp giữa người mua và người bán.

Phí giao dịch của nền tảng Hodl Hodl khoảng 0,5% cho mỗi giao dịch. Bạn được hỗ trợ nhận thông báo giao dịch qua Telegram và chuyển thông tin P2P từ LocalBitcoins và Paxful.
Hodl Hodl cũng không yêu cầu cung cấp ID và bạn không bị giới hạn bởi số tiện giao dịch. Nếu bạn cần tính bảo mật nhất thì đây là nền tảng tốt nhất dành cho bạn.

  • #4: Bitquick: Nếu bạn đã chán phải dành thời gian tìm người bán uy tín trên LocalBitcoins và Paxful và muốn mua Bitcoin trực tiếp thì đây là nền tảng dành cho bạn. Đây là nền tảng chỉ hỗ trợ giao dịch tiền mặt và hỗ trợ duy nhất tại Mỹ.

Với Bitquick.co, nền tảng sẽ tự động chọn ra người bán uy tín nhất cho bạn. Bạn chỉ cần nhập số lượng BTC cần mua và nó sẽ tự động làm tất cả. Nó vô cùng tiện lợi và nhanh chóng.

Nhược điểm duy nhất của Bitquick chính là chi phí giao dịch. Chi phí giao dịch trên nền tảng lên tới 2% phí dịch vụ và 0,0001 BTC phí xác thực giao dịch. Đối với người bán, nền tảng hoàn toàn miễn phí.

Viết một bình luận