Vòng quay vốn lưu động là gì không còn quá xa lạ với các doanh nghiệp. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu một cách toàn diện nhất.
Bài viết này mang ý nghĩa giúp bạn đọc nắm rõ hơn vòng quay vốn lưu động là gì. Không dừng lại ở đó, những bí quyết giúp kiểm soát tốt nguồn vốn cũng được chia sẻ. Hãy tham khảo ngay để trở nên thông thái hơn trong lĩnh vực tài chính bạn nhé!
Nội Dung Chính
Vòng quay vốn lưu động là gì?
Để hiểu nắm bắt tốt hơn, trước tiên, bạn cần phải hiểu được vốn lưu động là gì. Thuật ngữ này còn được gọi cách khác là tài sản có giá trị ngắn hạn. Chúng tồn tại dưới các dạng phổ biến như:
- Tiền lương.
- Hàng tồn kho.
- Tiền đầu tư.
- Một số hình thức vốn ngắn hạn khác.
Mục đích của nguồn vốn này là phục vụ cho hoạt động kinh doanh, sản xuất tại doanh nghiệp. Sự thâm hụt có thể dẫn đến tình trạng đình trệ khả năng phát triển, mở rộng. Tệ hơn, công ty còn đứng trước nguy cơ phá sản.
Vòng quay vốn lưu động nói đến số ngày cần thiết để hoàn thành 1 chu kỳ kinh doanh. Chỉ số này càng cao sẽ chứng tỏ 2 điều sau:
- Sự vận hành của doanh nghiệp đang ở mức ổn định.
- Thể hiện khả năng quản lý và sử dụng vốn lưu động hiệu quả.
Giả sử, một doanh nghiệp có nhiệm vụ cung cấp sản phẩm nào đó ra thị trường. Vòng quay được tính theo chu kỳ và đi qua những thời điểm sau:
- Sản xuất ra sản phẩm.
- Đem ra thị trường để bán và đạt doanh thu.
- Tái sản xuất.
Số vòng quay thấp có thể bắt nguồn từ nguyên nhân hàng bị tồn kho, không bán được. Qua đó, bạn cũng thấy rằng chiến lược hoạt động không hiệu quả.
Cách tính vòng quay vốn lưu động
Kết quả vòng quay vốn lưu động thể hiện khả năng hoạt động ngắn hạn của chủ thể. Công thức tính toán không quá phức tạp nhưng đòi hỏi bạn phải hiểu chính xác.
Vòng quay vốn lưu động = (Doanh thu thuần) / (Vốn lưu động tính bình quân)
Mỗi nhân tố có trong công thức đóng góp một vai trò và có ý nghĩa riêng. Bạn nên nắm rõ chúng đến từ đâu và thu thập như thế nào.
- Doanh thu thuần chính là số tiền lãi ròng nhận về. Nó có được sau khi trừ đi các khoản chi phí bao gồm: thuế, chiết khấu, hàng trả lại,…
- Vốn lưu động bình quân được tính theo mức trung bình của cả năm. Bạn sẽ lấy số vốn của từng tháng trong năm cộng vào và chia cho 12.
Kết quả vòng quay vốn lưu động nói lên điều gì?
Vòng quay vốn lưu động phản ánh trực tiếp tình hình kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp. Nhìn vào đây, các nhà đâu tư cũng sẽ biết được liệu có nên góp vốn vào hay không? Nó giống như một thước đo quan trọng, thể hiện vị thế thương hiệu trong lĩnh vực.
Tuy nhiên, bạn nên so sánh con số tính ra với mặt bằng chung đến từ doanh nghiệp khác. Đồng thời, việc so sánh 2 đối tượng trong lĩnh vực khác nhau cũng không mang nhiều ý nghĩa.
Trường hợp thứ nhất, vốn lưu động sau khi tính toán ra cho kết quả lớn. Điều này chứng tỏ tình hình phát triển, sản xuất đang diễn ra bình thường và đều đặn. Doanh nghiệp ghi nhận những tín hiệu tích cực như:
- Hạn chế hàng tồn kho với số lượng rất nhỏ trên mỗi lần sản xuất.
- Lợi nhuận doanh nghiệp tăng trưởng so với những tháng trước hoặc năm trước.
- Khả năng thu hồi vốn nhanh chóng.
- Có thể mở rộng quy mô kinh doanh.
Trường hợp thứ hai xảy ra theo chiều hướng ngược lại, vòng quay vốn lưu động thấp. Điều này chứng tỏ sản phẩm/dịch vụ tung ra thị trường chưa nhận được sự chào đón.
Nó không đem lại lợi nhuận cho công ty và khả năng thu hồi vốn rất chậm. Khi gặp phải tình trạng này, doanh nghiệp cần đề ra biện pháp:
- Thay đổi chiến lược sản xuất, Marketing,…
- Định hướng tầm nhìn, cải tổ doanh nghiệp.
Cách kiểm soát vòng quay vốn lưu động
Vậy cần phải làm gì để kiểm soát vòng quay vốn lưu động hiệu quả? Sau khi nắm bắt được tình trạng thực tế, bạn cần lên chiến lược quản lý thiết thực. Sau đây là những yếu tố nên dành nhiều nỗ lực:
- Quản lý tiền mặt là bước đầu tiền để cải thiện tình hình kinh doanh. Bạn nên nắm rõ mình có bao nhiều vốn trong tài khoản. Sau đó, hãy phân chia cụ thể phần tiền được sử dụng cho mục đích sản xuất.
- Công việc tiếp theo cần thực hiện là kiểm soát nợ tồn đọng. Sau khi thu hồi, khoản này có thể được bổ sung ngược trở lại cho hoạt động kinh doanh.
- Quản lý hàng tồn kho được xem như hoạt động các tác động trực tiếp đến vốn lưu động. Hàng dư thừa quá nhiều, không xuất đi được dẫn đến tình trạng thu hồi vốn chậm. Để khắc phục, bạn cần xem xét cả đầu ra và vào.
Nếu sản xuất quá nhiều, doanh nghiệp nên có phương án điều tiết lại. Bên cạnh đó, các bộ phận cần lên kế hoạch thúc đẩy doanh thu.
Trên đây là những kiến thức kinh tế quan trọng mà bất cứ ai cũng nên nắm được. Thông qua đó, bạn sẽ chủ động hơn trong việc đưa ra chiến lược sản xuất/kinh doanh. TaiChinhPlus mong rằng đây là nguồn thông tin bổ ích, thỏa mãn thắc mắc vòng quay vốn lưu động là gì của bạn.