Inflation là gì? Những tác nhân chính gây ra lạm phát

Inflation là gì? dường như đã trở thành một câu hỏi tương đối quen thuộc. Tuy nhiên, không phải ai cũng đang hiểu đúng Inflation.

Trong bài viết dưới đây, Tài Chính Plus sẽ chia sẻ cho bạn đọc những thông tin cơ bản về Inflation là gì, cũng như những tác nhân gây ra tình trạng lạm phát hiện nay. Chúng tôi tin rằng, những kiến thức dưới đây sẽ không làm lãng phí thời gian của bạn.

Inflation là gì

Inflation là gì?

Trong nền kinh tế vĩ mô, thuật ngữ Inflation (lạm phát) là hiện tượng tăng giá của dịch vụ, hàng hóa trong xã hội so với một thời điểm trước đây. Mỗi quốc gia có một chỉ số Inflation khác nhau.

Khi lạm phát xảy ra tại quốc gia nào đó, một đơn vị tiền tệ tại đây chỉ có thể mua được số lượng hàng hóa ít hơn khoảng thời gian trước. Điều này cho thấy, lạm phát phản ánh chi tiết nhất về thực trạng suy giảm giá trị đồng tiền và sức mua chung của đất nước.

Giả sử: Khi mức độ lạm phát tại Việt Nam vào năm 2021 là 2%. Điều này đồng nghĩa với khi bạn mua món đồ nào đó với giá 100 nghìn thì đến năm sau bạn cần phải bỏ ra 102 nghìn mới có thể sở hữu món đồ tương tự.

Phân loại những mức độ lạm phát

Sau khi đã thấu hiểu Inflation là gì? Tiếp theo, bạn cần nắm bắt được những cấp độ lạm phát phổ biến nhất hiện nay, bao gồm:

  • Mức độ lạm phát tự nhiên, dao động từ 0 tới dưới 10%.
  • Mức độ lạm phát phi mã, dao động từ 10% tới 1000%.
  • Mức độ siêu lạm phát: Trên 1000%.

Khi tỷ lệ lạm phát càng tăng cao thì những tác động tới nền kinh tế và đời sống của người dân sẽ càng trở nên khó khăn. Điều này đã được kiểm chứng ở những quốc gia siêu lạm phát như: Nicaragua 4.811%(năm 1986), Argentina 1.200%(năm 1980), hay Zinbabwe 11.200.000.000%(năm 2008),…

Những tác nhân gây ra lạm phát

Cụm từ Inflation là gì đã tồn tại từ lâu và căn nguyên dẫn tới thực trạng này xuất phát từ rất nhiều tác nhân khác nhau, điển hình là những yếu tố sau đây:

Lạm phát do cầu kéo

Khi nhu cầu của người dân đối với mặt hàng nào đó tăng mạnh nhưng không được đáp ứng kịp sẽ dẫn tới tình trạng khan hiếm hàng hóa. Điều này khiến cho người tiêu dùng cần phải chi trả một số tiền lớn hơn để mua chúng.

Kéo theo đó là giá thành của một số dịch vụ, hàng hóa cũng tăng theo. Nhìn chung, giá cả của các mặt hàng tăng vì nhu cầu mua nhiều hơn trong một khoảng thời gian dài chính là biểu hiện của tình trạng lạm phát do cầu kéo.

Lạm phát do chi phí đẩy

Để thiết lập định mức giá cho sản phẩm, doanh nghiệp cần phải cân nhắc dựa trên chi phí sản xuất, gồm: Nguyên liệu, nhân công, thiết bị,… Vì lẽ đó, khi chi phí để sản xuất tăng lên thì các tổ chức này bắt buộc phải tăng giá bán lên cao để cân bằng lợi nhuận.

Sự điều chỉnh giá này sẽ khiến người tiêu dùng cần phải bỏ nhiều tiền hơn để mua được hàng hóa, gây nên tình trạng lạm phát chi phí đẩy.

Một số tác nhân khác

Bên cạnh những tác nhân trên thì tỷ lệ lạm phát còn phụ thuộc vào những chính sách từ chính phủ. Điển hình như: Phát hành trái phiếu, chính sách xuất nhập khẩu, điều chỉnh lãi suất,… Vì vậy, nếu chính sách kinh tế của một quốc gia không phù hợp có thể là căn nguyên sâu xa dẫn tới lạm phát.

Tác động tiêu cực của lạm phát đến kinh tế xã hội

Chỉ số Inflation có thể để lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho nền kinh tế của một đất nước cùng với những quốc gia đối tác. Cụ thể, khi tỷ lệ lạm phát tăng cao sẽ gây nên những hệ quả nghiêm trọng như:

Nợ quốc gia

Hầu như tất cả các quốc gia trên thế giới đều sở hữu các khoản nợ nhất định và những đối tác buôn bán. Vì vậy, việc đồng tiền giảm giá trị có thể giúp cho đất nước sở hữu thêm nhiều lợi thế về xuất khẩu.

Tuy nhiên, song song với đó, lạm phát cũng gây nên nhiều áp lực cho các hoạt động nhập khẩu và quá trình hoàn nợ. Nếu một quốc gia dần mất đi khả năng thanh toán những khoản nợ thì họ sẽ vô tình gây nên áp lực cho đối tác. Điều này có thể vô tình mở đầu cho sự suy thoái kinh tế trên toàn cầu.

Thu nhập thực bị suy giảm

Lạm phát xuất hiện cũng là thời điểm giá cả của những loại hàng hóa bị tăng liên tục, nhanh chóng. Thế nhưng, thu nhập của người dân gần như là không thay đổi, thậm chí là suy giảm đáng kể.

Khi người lao động phải đối mặt với những khó khăn về tài chính sẽ dẫn tới tiền lương không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt. Điều này khiến cho những siêu lạm phát bị hành thành và nhiều người dân phải sống trong cảnh đói nghèo.

Trên đây, Tai Chinh Plus đã chia sẻ đến quý độc giả khái niệm Inflation là gì và những tác động tiêu cực của nó đối với nền kinh tế xã hội của một đất nước. Hy vọng bài viết này sẽ mang tới cho bạn nhiều kiến thức bổ ích!

Viết một bình luận