Tín dụng là gì? Đây là một câu hỏi cơ bản cần giải đáp trong lĩnh vực kinh tế. Từ đó, bạn dễ dàng tiếp cận với những kiến thức chuyên sâu hơn.
Nếu vẫn đang mơ hồ về khái niệm tín dụng là gì, thì bạn nên đọc bài viết dưới đây. Hơn thế, đó còn là những phân tích về vai trò, cách phân loại và quy trình tín dụng. Vì vậy, hãy dành một chút thời gian nghiên cứu để tăng vốn kiến thức của mình nhé!
Nội Dung Chính
Tín dụng là gì?
Tín dụng là hoạt động vay và cho vay giữa hai đối tượng với nhau. Hình thức này đã ra đời và hình thành thông qua nhiều hình thái kinh tế – xã hội. Trong đó, nhiệm vụ của các bên như sau:
– Một bên có vai trò cung cấp nguồn tài chính. Họ được gọi là bên cho vay.
– Bên còn lại là người có nhu cầu muốn vay tiền hay còn gọi là bên đi vay. Họ có nhiệm vụ hoàn trả theo đúng thời hạn đã thỏa thuận, kèm theo một khoản lãi suất.
– Hai bên ràng buộc với nhau bằng các cơ chế tín dụng, thỏa thuận điều khoản liên quan,…
Thực chất, việc tạo dựng mối quan hệ kinh tế này nhằm thỏa mãn nhu cầu vốn tạm thời. Theo sau đó là sự áp dụng nguyên tắc hoàn trả.
Hoạt động tín dụng đem lại những lợi ích gì?
Trong thời điểm hiện tại, tín dụng không chỉ dừng lại trong mối quan hệ giữa hai cá nhân. Hoạt động này đang đem đến tác động vĩ mô hơn ở cấp tổ chức cũng như quốc gia. Dưới đây là lợi ích nhận được từ tín dụng.
Đối với các cá nhân
Tín dụng giúp các cá nhân của nguồn vốn tạm thời, đáp ứng nhu cầu cấp thiết. Nhiều người muốn mua nhà, mua xe,…nhưng thu nhập lúc đó chưa đủ để thực hiện. Vì thế, họ đi vay vốn từ ngân hàng/tổ chức tài chính uy tín để làm điều đó.
Điều này khiến họ vừa đáp ứng được nhu cầu, vừa không quá áp lực về tài chính. Số tiền phải trả sau đó được chia ra theo từng thời hạn nhất định. Vì thế, người đi vay hoàn toàn chủ động được nguồn tiền.
Đối với ngân hàng và tổ chức tài chính
Cho vay được coi như nguồn lợi nhuận chủ yếu của các ngân hàng hay tổ chức tài chính. Với dòng tiền dồi dào, họ cho những người có nhu cầu vay, theo mức lãi suất nào đó. Nhờ quy mô lớn, công nghệ cao và sự uy tín, hoạt động kinh tế này đang rất phát triển.
Đối với nền kinh tế
Nhu cầu tín dụng quốc tế đã trở nên rất phổ biến trong thời đại hội nhập hiện nay. Các quốc gia đang phát triển như Việt Nam rất cần đến sự hỗ trợ của nguồn vốn này. Đây là tiền đề để tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân.
Hình thức này cũng làm giảm tình trạng lạm phát và gánh nặng kinh tế cho quốc gia. Đó còn là cách giải quyết cho những cuộc khủng hoảng trên toàn cầu.
Phân loại tín dụng dựa trên các khía cạnh khác nhau
Trong thực tế, tín dụng có thể được phân loại trên nhiều phương diện khác nhau. Mỗi cách sẽ hướng đến những mục đích cụ thể của cá nhân hay tổ chức. Thông qua bảng dưới đây, bạn sẽ hình dung và phân biệt dễ dàng hơn.
Thời hạn tín dụng
– Tín dụng ngắn hạn: Có thời hạn dưới 12 tháng.
– Tín dụng trung hạn: Có thời hạn từ 12 – 60 tháng.
– Tín dụng dài hạn: Có thời hạn trên 60 tháng.
Đối tượng tín dụng
– Tín dụng vốn lưu động.
– Tín dụng vốn cố định.
– Tín dụng tiêu dùng: Hình thức này nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng cá nhân.
– Tín dụng sản xuất – lưu thông hàng hóa: Cung cấp vốn cho hoạt động kinh doanh/sản xuất doanh nghiệp.
Chủ thể tín dụng
– Tín dụng ngân hàng: Nó thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân/tổ chức với ngân hàng.
– Tín dụng thương mại: Thể hiện mối quan hệ giữa 2 doanh nghiệp với nhau. Nó thường là các hoạt động mua/bán chịu hoặc ứng tiền trước khi nhận hàng.
– Tín dụng nhà nước: Thể hiện mối quan hệ cá nhân/tổ chức với nhà nước. Thông thường, nhà nước sẽ đóng vai trò cho vay
Lãnh thổ hoạt động
Tín dụng nội địa: Quan hệ tín dụng phát sinh trong phạm vị quốc gia.
Tín dụng quốc tế: Quan hệ tín dụng phát sinh giữa các nước. Đó cũng có thể là giữa quốc gia với tổ chức tín dụng/tài chính quốc tế.
Quy trình tín dụng cơ bản của ngân hàng/tổ chức tài chính
Các bên cần thực hiện theo đúng trình tự trong bộ quy tắc do ngân hàng đặt ra. Điều này nhằm mục đích nâng cao chất lượng tín dụng và giảm thiểu rủi ro. Thông thường, các bước cần thực hiện như sau:
– Bước 1: là lập hồ sơ vay vốn. Hồ sơ yêu cầu khác nhau tùy vào mục đích sử dụng và đối tượng đứng ra vay vốn. Người đại diện của ngân hàng sẽ hướng dẫn cụ thể về những giấy tờ bắt buộc.
– Bước 2: chính là phân tích tín dụng. Điều này nhằm xác định khả năng sử dụng và hoàn trả của khách hàng.
– Bước 3: là đi đến quyết định tín dụng. Ngân hàng đưa ra quyết định có chấp thuận cho hồ sơ nào đó vay vốn hay không.
– Bước 4: là tiến hành giải ngân. Khách hàng sẽ nhận được số tiền vay vốn theo như thỏa thuận trước đó.
– Bước 5: là quy trình giám sát tín dụng. Qua đó, ngân hàng có thể kịp thời phát hiện vấn đề, rủi ro. Không những vậy, đây còn là cơ hội cho hoạt động kinh doanh mới.
– Bước 6: chính là thanh lí tín dụng. Ngân hàng có thể thực hiện việc thu hồi hoặc tiếp tục gia hạn nợ.
Hoạt động tín dụng đã trở nên rất phổ biến, với những lợi ích cho cả các bên. Chính vì thế, nắm bắt được nguyên lí hoạt động giúp bạn đưa ra quyết định thông minh hơn. Hy vọng rằng, bài viết này của Tài Chính Plus đã làm sáng tỏ khúc mắc tín dụng là gì của bạn.