Chiến tranh thương mại là gì? Khái niệm này được rất nhiều người quan tâm, nhất là những ai đang tìm hiểu về tình hình kinh tế thế giới.
Nếu bạn muốn đi sâu tìm hiểu vấn đề trên, hãy đọc ngay bài viết dưới đây. Chúng tôi sẽ giải đáp cụ thể, chi tiết chiến tranh thương mại là gì, những tác động của chúng đến nền kinh tế trên thế giới hiện nay.
Nội Dung Chính
Chiến tranh thương mại là gì?
Trên thị trường kinh tế thế giới, các cuộc cạnh tranh thương mại diễn ra không ngừng. Vậy bạn có từng thắc mắc chiến tranh thương mại là gì, tại sao nó nổ ra?
Chiến tranh thương mại hay còn gọi là chiến tranh mậu dịch là tình trạng có ít nhất hai quốc gia tham gia vào cuộc chiến thương mại quốc tế. Trong đó, các bên liên quan tạo ra những rào cản về thuế quan, hạn ngạch để đáp trả lẫn nhau.
Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ quốc gia nào. Chúng có sức tàn phá lớn, nhất là về lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, để lại hậu quả cho cả nước tham gia và không tham gia.
Chiến tranh thương mại xuất phát từ chủ nghĩa bảo hộ. Đó cũng chính là nguyên nhân cốt lõi nảy sinh ra các hành động đáp trả gay gắt lẫn nhau giữa các nước. Hơn nữa, sự trỗi dậy và ra đời của nhiều nền kinh tế cũng dẫn đến các cuộc cạnh tranh gay gắt này.
Các loại hình chiến tranh thương mại phổ biến
Muốn hiểu rõ hơn chiến tranh thương mại là gì, bạn cần biết về các loại hình phổ biến. Bởi cuộc chiến này không đơn giản là hành động áp thuế mà còn diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau như:
Chiến tranh tiền tệ
Các bên tham gia giành lợi thế bằng việc hạ giá đồng nội tệ nước mình so với đồng ngoại tệ của nước khác. Một khi tỷ giá hối đoái giảm, việc xuất khẩu vào nước khác sẽ có tính cạnh tranh cao. Trong khi đó việc nhập khẩu lại trở nên đắt đỏ.
Cả hai tác động trên đều mang về lợi ích cho nền sản xuất quốc nội. Tuy nhiên, tình trạng hàng nhập khẩu tăng cao lại làm giảm sức mua của người dân. Việc này nếu kéo dài sẽ khiến thương mại toàn cầu suy giảm và gây hại cho nền kinh tế của mọi quốc gia.
Chiến tranh thuế quan
Việc đánh thuế cao các mặt hàng nhập khẩu từ nước ngoài dẫn đến giá của chúng trở nên đắt đỏ. Từ đó sự cạnh tranh giữa hàng ngoại nhập với hàng nội địa là điều khó khăn. Bởi giá cả của hai bên đang có sự chênh lệch lớn do một bên mất thuế, bên còn lại không mất thuế.
Cấm vận kinh tế
Đây là lệnh trừng phạt về thương mại, tài chính của một hoặc nhiều nước vào một chính phủ, tổ chức, cá nhân. Cấm vận không chỉ nhằm mục đích vào kinh tế mà còn vì các mục đích khác như chính trị, quân sự, xã hội…
Chiến tranh kinh tế
Hình thức này là một chiến lược kinh tế trong đó áp đặt các biện pháp nhằm làm suy yếu đối thủ. Đây thường là một khía cạnh trong cuộc chiến toàn diện với mọi hành động gây tổn thất cho nền kinh tế đối phương.
Tác động của chiến tranh thương mại
Tìm hiểu chiến tranh thương mại là gì, bạn không thể bỏ qua những tác động to lớn mà nó mang lại. Theo đó, sẽ có những lợi ích thiết thực bên cạnh những hậu quả nặng nề ảnh hưởng đến tình hình chung của thế giới.
Lợi ích
Mặc dù hiện tượng đối đầu căng thẳng và khốc liệt nhưng chiến tranh thương mại vẫn mang lại những lợi ích nhất định cho các bên tham gia. Cụ thể như:
- Bảo vệ công ty, doanh nghiệp trong nước khỏi sự cạnh tranh không lành mạnh.
- Nâng cao nhu cầu tiêu dùng đối với hàng nội địa.
- Tạo nhiều công ăn việc làm trong nước.
- Cải thiện rủi ro, thâm hụt thương mại.
- Trừng phạt các nước có chính sách thương mại phi đạo đức.
Hậu quả
Sự tàn khốc trong cuộc chiến thương mại gây ra không ít thiệt hại về kinh tế, xã hội cho các quốc gia như:
- Làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát.
- Nổi cộm lên vấn nạn phân biệt chủng tộc.
- Là nguyên nhân dẫn đến suy giảm thương mại.
- Thương mại, tài chính bị đình trệ
- Nền kinh tế tăng trưởng chậm.
- Có thể khiến một hoặc nhiều nước bị cô lập, giảm trao đổi văn hóa, xấu đi quan hệ ngoại giao giữa các nước
Những cuộc chiến tranh thương mại lớn trên thế giới
Trên thế giới đã và đang xảy ra không ít các cuộc đối đầu kinh tế gay gắt. Dưới đây là 1 số cuộc chiến tranh thương mại tiêu biểu nhất, ảnh hưởng rất lớn đến toàn thế giới:
- Chiến tranh thương mại giữa Pháp và Italia: Cuộc chiến bắt đầu năm 1886, Italia đã có hành động áp thuế lên đến 60%.
- Cuộc thương chiến Nhật – Hàn: Năm 2019, một loạt động thái tranh chấp, áp đặt về vật liệu công nghệ cao giữa hai nước diễn ra quyết liệt.
- Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung: Bắt đầu vào năm 2018 khi ông Donald Trump tuyên bố áp dụng mức thuế 50 tỷ USD cho hang hóa Trung Quốc. Đây được coi là trận chiến thương mại tàn khốc bậc nhất đến thời điểm này.
Với những thông tin trên, hy vọng bạn đã nắm rõ chiến tranh thương mại là gì, những tác động của chúng đến nền kinh tế thế giới. Đừng quên theo dõi Taichinhplus.net để có thêm nhiều thông tin hữu ích!