NAV là gì? Dường như đã trở thành câu hỏi mà nhiều người cần lời giải đáp. Bởi lẽ, đây là một chỉ số đánh giá tài sản quan trọng.
Nếu bạn chưa có câu trả lời NAV là gì đầy đủ nhất, hãy đọc bài viết dưới đây. Qua đó, khái niệm cũng như vai trò, tác động của chỉ số đều được phân tích cụ thể. Với một chút thời gian nghiên cứu là bạn đã có nhiều kiến thức bổ ích rồi đó!
Nội Dung Chính
NAV là gì?
NAV là cụm từ viết tắt của Net Asset Value, nghĩa là chỉ số giá trị tài sản thuần. Qua tính toán, kết quả sẽ phản ánh giá trị thực tài sản của công ty và cổ đông.
Các nhà đầu tư thực sự rất cần đến chỉ số NAV. Họ sẽ tránh được nhầm lẫn giữa cái bề thế bên ngoài và bản chất trong của công ty. Thông thường, nguồn vốn của doanh nghiệp cấu thành từ 2 phần chính:
- Một phần là nguồn vốn sở hữu của cổ đông. Nó còn được gọi với tên khác là vốn điều lệ.
- Phần còn lại là nguồn vốn đi vay. Thông thường, chúng dùng để chi trả cho việc mua máy móc, thiết bị, nhà xưởng,…
Chính vì thế, bạn cần cân nhắc khi một công ty có vốn điều lệ thấp. Trong khi đó, tài sản mà họ thể hiện ra bên ngoài lại rất đồ sộ. Sự đầu tư cơ sở vật chất này chưa chắc là đã đến từ cổ đông. Nhiều khả năng nguồn tiền này có được từ việc vay vốn.
Giá trị tài sản thuần của công ty được đánh giá qua vốn sở hữu của cổ đông. Đây mới chính là chỉ số phản ánh chân thực nhất những điều mà doanh nghiệp có.
Công thức tính giá trị tài sản thuần NAV
Để tính giá trị của NAV, bạn chỉ cần áp dụng công thức tương đối đơn giản. Nó cũng rất dễ để hiểu ngay khi mới nhìn vào:
NAV = (Tổng tài sản – tổng nợ cần trả) / tổng số cổ phiếu lưu hành trên thị trường.
Qua đó, bạn có thể thấy giá trị tài sản thuần đến từ các nguồn quan trọng. Chúng được đóng góp chủ yếu đến từ:
Vốn cổ đông hay còn biết đến là vốn điều lệ. Nó được hình thành từ lợi nhuận để lại.
Vốn chênh lệch sau khi phát hành cổ phiếu ra ngoài thị trường. Nó cao hơn mệnh giá lỗ.
Vai trò của chỉ số NAV trong chứng khoán
Nhà đầu tư sử dụng chỉ số NAV để đưa ra quyết định đúng đắn nhất. Họ sẽ cân nhắc, tính toán trước khi giao niềm tin cho hệ thống công ty nào đó. Những lợi ích cụ thể nhận được khi dựa trên giá trị tài sản thuần là:
- Giả sử, một công ty phát hành cổ phiếu có mệnh giá 100.000 đồng. Thế nhưng, NAV tính toán ra có giá trị bằng 120.000 đồng. Điều này nghĩa là doanh nghiệp đã có tích lũy vốn cho việc sản xuất từ nguồn lợi chính. Đây chính là dấu hiệu để các nhà đầu tư yên tâm hợp tác.
- Một trường hợp giả sử khác, NAV của công ty là 120.000 đồng. Mặt khác, lợi nhuận của họ lại rất cao. Lúc này, nhà đầu tư có thể bỏ số tiền cao hơn cả NAV. Quyết định đó nhằm mục đích tăng thêm lợi nhuận cũng như đầu tư nhanh sinh lời hơn.
- Trường hợp thứ 3, giả sử, NAV đang là 120.000 đồng. Tuy nhiên, công ty rơi vào tình trạng lỗ vốn, đi vay nhiều hơn mức chỉ số hiện có. Khi này, bạn cần cân nhắc thật kỹ trước khi mua cổ phiếu. Bởi lẽ, rủi ro được dự đoán ở mức tương đối cao.
Tác động của NAV đến quỹ tương hỗ
Khác với chứng khoán, quỹ tương hỗ không giao dịch trong thời gian thực. Nó được tính toán dựa trên phương thức giao dịch, tài sản và nợ.
– Vấn đề tài sản: Bao gồm giá trị thị trường tích lũy. Chúng đến từ các khoản đầu tư, tiền mặt, khoản thu,…
Vào cuối ngày, giá trị thị trường sẽ được tổng hợp. Nó phụ thuộc vào giá đóng cửa của các phiên chứng khoán, xuất hiện trong danh mục đầu tư.
Những quỹ này gồm tỷ lệ vốn tồn tại dưới các hình thức khác nhau. Đó có thể là tài sản lưu động, tiền mặt hay khoản thanh toán,…
– Vấn đề nợ phải trả: Bao gồm các khoản chưa được thanh toán. Bên cạnh đó, quỹ tương hỗ còn là những khoản nợ nước ngoài. Ví dụ như cổ phần cho người không cư trú, thanh toán chưa được xử lý,…
Chúng đến từ các tập đoàn của những nước khác. Nợ phải trả bao gồm chi phí tích lũy cho tiện ích, lương nhân viên, chi phí vận hành,…
Cách thúc đẩy giá trị NAV
Thúc đẩy giá trị NAV là cách thu hút nhà đầu tư mua cổ phiếu từ doanh nghiệp. Chính vì tầm quan trọng này, bạn nên áp dụng các cách sau để kích thích chỉ số.
- Bạn có thể mua lại những chứng chỉ quỹ trên thị trường.
- Một cách khác có thể áp dụng là VF1 trả mức cổ tức cao hơn 22%.
- Cách còn lại là xin hoán đổi một phần hoặc toàn bộ thành quỹ mở. Nó nhằm mục đích kéo tỷ giá NAV lên.
Trên đây là những điều mà bạn cần phải biết để trở thành nhà đầu tư thông minh. Chiến lược sẽ thành công nếu như có sự đánh giá và phương pháp đúng đắn. TaiChinhPlus mong rằng bài viết giúp bạn có tầm nhìn tổng quan nhất về NAV là gì.