Giá trị tài sản ròng là gì? Hướng dẫn cách tính giá trị tài sản ròng

Hiểu giá trị tài sản ròng là gì cũng như biết được cách tính giá trị tài sản ròng rất quan trọng. Bạn sẽ biết cách phát triển cá nhân, doanh nghiệp, quốc gia bền vững.

Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về Giá trị tài sản ròng những nội dung, khái niệm liên quan. Hy vọng, quý vị sẽ có thêm được nhiều thông tin hữu ích!

giá trị tài sản ròng là gì

Giá trị tài sản ròng là gì? Các loại giá trị tài sản ròng

Thông qua các giáo trình trong ngành tài chính, khái niệm giá trị tài sản ròng được thể hiện rất rõ. Cùng với đó, người ta cũng phân chia chúng thành nhiều loại khác nhau.

Giá trị tài sản ròng là gì?

Giá trị tài sản ròng là gì? Giá trị tài sản ròng chính là tổng giá trị tài sản bao gồm tài sản chính và phi tài sản của chủ thể sở hữu sau khi đã trừ đi các khoản nợ hiện có. Hay hiểu một cách đơn giản nhất, đó là giá trị tài sản của một cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức, quốc gia hiện đang nắm giữ đã trừ đi khoản nợ chưa được thanh toán.

Dựa vào giá trị của tài sản, người ta sẽ đánh giá được tình trạng hiện có về kinh tế. Từ đó, giúp chủ thể đưa ra được những quyết định đúng đắn kịp thời nhằm phát triển thêm nguồn tài sản của mình hoặc có phương án trả nợ phù hợp.

Phân loại

Người ta dựa vào chủ thể sở hữu để phân loại giá trị tài sản ròng. Theo đó, sẽ có các loại giá trị cơ bản như sau:

  • Của cá nhân: Là tổng giá trị tổng tài sản của cá nhân đó sau khi đã trừ đi các khoản nợ. Bằng cấp, trình độ giáo dục là tài sản vô hình ảnh hưởng rất quan trọng đến tình hình tài chính. Tuy nhiên, chúng không được định giá tài sản bởi không thể quy đổi ra tiền mặt.
  • Của công ty: Dựa vào Net Worth trong kinh doanh bao gồm tất cả tài sản, số nợ mà doanh nghiệp đó đang nắm giữ.
  • Của chính phủ: Là tổng số tài sản và số nợ trong bảng cân đối kế toán được xây dựng cho chính phủ. Những số liệu này thể hiện được sức mạnh tài chính của chính phủ ở thời điểm hiện tại.
  • Của quốc gia: Là tổng giá trị ròng của các công ty, cá nhân đang cư trú tại đất nước đó và tài sản ròng của chính phủ. Giá trị này sẽ thể hiện sức mạnh tài chính của quốc gia đó.
  • Trong chứng khoán: Tạo nên tổng tài sản của cá nhân, tổ chức. Bởi chứng khoán được coi là một loại tài sản của doanh nghiệp.

Vai trò, ý nghĩa của giá trị tài sản ròng đối với cá nhân, doanh nghiệp

Để hiểu rõ được giá trị tài sản ròng là gì, cần xem xét đến vai trò, ý nghĩa của tài sản ròng đối với cá nhân, doanh nghiệp.

Vai trò

Việc tính toán, sử dụng giá trị tài sản ròng cho biết được rất nhiều điều về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Dựa vào đó, chủ công ty sẽ đưa ra những quyết định có liên quan như:

  • Đánh giá mức độ giàu nghèo, thể hiện tình hình tài chính của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, chính phủ, quốc gia.
  • Theo dõi được tình hình phát triển tài chính đang ở mức nào.
  • Cân đối tài chính sao cho hiệu quả nhất, không chỉ chú trọng vào các khoản thu nhập.
    Có được sự quan tâm, đánh giá chính xác về khoản vay. Từ đó, lên được kế hoạch trả nợ đúng hạn.
  • Đánh giá năng lực hồ sơ vay vốn. Dựa vào đó để đưa ra quyết định có duyệt khoản vay cho chủ thể đó hay không.

Ý nghĩa

Như đã đề cập ở trên, khi hiểu được giá trị tài sản ròng là gì, tính được giá trị tài sản, bạn sẽ đánh giá được tình hình tài chính của mình. Khi tài sản ròng tăng là tín hiệu tích cực cho thấy tài chính đang ở mức ổn định và ngược lại.

Với doanh nghiệp, nếu tổng tài sản tăng, nợ không tăng chứng tỏ hoạt động của doanh nghiệp đang ổn định và phát triển. Cần thực hiện tốt theo những gì đã định hướng để thi về lợi nhuận cho công ty.

Hướng dẫn cách tính giá trị tài sản đúng chuẩn, chi tiết

Sau khi hiểu được giá trị tài sản ròng là gì, vai trò ý nghĩa của chúng đối với các cá nhân, doanh nghiệp, bạn có thắc mắc cách tính tài sản ròng như thế nào? Taichinhplus sẽ hướng dẫn bạn:

Giá trị tài sản ròng = tổng tài sản – nợ phải trả

Trong đó:

  • Tổng giá trị tài sản: bao gồm tài sản lưu động, bất động sản, tài sản tiết kiệm, tài khoản hưu trí, cổ phần kinh doanh, các khoản cho vay, các khoản thu về từ lãi cho vay, bảo hiểm nhân thọ…
  • Tổng số nợ phải trả: bao gồm các khoản vay thế chấp, vay trả góp, thr tín dụng và nợ
    Ví dụ, công ty A có tổng giá trị tài sản là 10 tỷ đồng nhưng tổng số nợ là 3 tỷ đồng thì giá trị tài sản ròng được tính như sau:

Giá trị tài sản ròng của công ty A = 10.000.000.000 – 3.000.000.000 = 7.000.000.000 đồng

Để quản lý được dòng tiền, tài chính là cách tốt nhất để đưa doanh nghiệp đi xa hơn, phát triển hơn. Với những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp ở trên, hy vọng các bạn đã biết được giá trị tài sản ròng là gì và công thức tính đúng chuẩn. Đừng quên theo dõi Taichinhplus để có thêm nhiều thông tin hữu ích!

Viết một bình luận