Trading là gì? Tổng hợp kiến thức cơ bản liên quan tới Trading

Trading là gì? Có mấy loại hình Trading thịnh hành trên thị trường hiện nay? Đây là thắc mắc chung của nhiều nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường tài chính.

Đừng lo, bài viết dưới đây sẽ mang tới cho bạn những kiến thức cơ bản về Trading là gì? Cùng với đó là các tiêu chí quan trọng để bạn lựa chọn phong cách giao dịch phù hợp. Hãy cùng tìm hiểu để trở thành nhà đầu tư thông minh ngay hôm nay!

Trading là gì

Trading là gì?

Trading là gì? Thuật ngữ này mang ý nghĩa là giao dịch hoặc mua bán. Hiện nay, Trading được biết đến như một công việc chính của những Trader thuộc thị trường cổ phiếu, chứng khoán.

Hoặc những mảng khác mà họ tham gia như tiền mã hóa, Foxer, vàng,… để tìm kiếm các cơ hội sinh lời tiềm năng dựa trên hoạt động mua và bán.

Mục đích chung của nhiều Trader thời gian qua là cố gắng gặt hái lợi nhuận dựa theo các xu hướng tăng giảm giá ngắn hạn trên thị trường. Để từ đó họ có thể thu về những khoản lợi nhuận cao nhất.

Những loại hình Trading phổ biến trên thị trường

Hiện nay, một trong những cách phân chia Trading phổ biến nhất chính là dựa trên khung thời gian giao dịch của các Trader. Và dưới đây là bốn kiểu giao dịch Trading đang thịnh hành trên thị trường:

Position Trading

Position Trading là loại hình giao dịch dài nhất, thường kéo dài trong vài tháng, thậm chí là vài năm. Hoạt động này có thể được kết hợp với những phân tích kỹ thuật cơ bản để đưa ra quyết định giao dịch cuối cùng.

Khi lựa chọn hình thức giao dịch này, những Trader cần tập trung quan sát các biểu đồ giá hàng tuần, hàng tháng để đánh giá xu hướng của thị trường. Theo đó, những biến động giá ngắn hạn thường bị bỏ qua và Trader sẽ tìm kiếm lợi nhuận từ những xu hướng dài hạn.

Swing Trading

Đặc điểm chung của kiểu giao dịch Swing Trading chính là những lệnh mua và bạn đều chỉ được giữ trong khung thời gian vài ngày hoặc là vài tuần. Mục đích chính của hoạt động này là nắm bắt được các động thái ngắn hạn diễn ra trên thị trường.

Nhìn chung, Swing Trading vận hành dựa vào phân tích kỹ thuật và hành động giá(Price Action) để xác định những điểm vào và ra trong thị trường. Từ đó tạo nên lợi nhuận cho các Trader và họ thường ít quan tâm đến những nguyên tắc cơ bản.

Các giao dịch sẽ được chốt lời sau khi chúng đạt đến mục tiêu lợi nhuận đã được thiết lập từ trước(hay còn được gọi là điểm chốt lời). Mặt khác, Trading sẽ bị dừng lại khi nhận thấy thị trường có những bước di chuyển sai hướng trong một khung thời gian nhất định(điểm dừng lỗ).

Vì lệnh Swing thường chỉ diễn ra trong vài ngày tới vài tuần nên hoạt động này không yêu cầu các Trader phải theo dõi liên tục. Do đó, nếu bạn không thể theo dõi được lệnh giao dịch của mình thường xuyên thì có thể cân nhắc sử dụng loại hình giao dịch này.

Day Trading

Day Trading là loại hình đề cập đến phương thức giao dịch mà những lệnh đặt mua và bán trên thị trường diễn ra trong cùng một ngày. Khác biệt hoàn toàn với những nhà đầu tư Position hay đầu tư lướt sóng, một Day Trading sẽ không nắm giữ bất kỳ lệnh nào qua đêm.
Điều này đồng nghĩa với tất cả những giao dịch đều được chốt lời vào cuối phiên giao dịch ngày hôm đó dù đây là hành động chốt lời hay cắt lỗ, hoặc đơn giản chỉ do hết phiên giao dịch.

Trong đó, Day Trader là những người dùng kỹ thuật phân tích để tìm kiếm, khai thác các biến động giá trong cùng một ngày. Họ thường xem bảng giá trong ngày thông qua những biểu đồ phút.

Bởi vì loại hình giao dịch này bị giới hạn thời gian từ vài phút cho đến vài giờ nên những biến động lớn về giá là không đáng kể. Chính lẽ đó, các Trader lựa chọn Day Trading thường có mục đích tìm kiếm cơ hội sinh lời nhỏ nhưng thường xuyên.

Scalp Trading

Scalp Trading là hoạt động giao dịch mua và bán liên tục trong xuyên suốt phiên giao dịch. Cụ thể, những Scalp Trader sẽ nhắm mục tiêu tới những biến động giá nhỏ nhất trong một ngày. Họ dựa vào những lợi nhuận thường xuyên nhưng rất nhỏ để tạo nên lợi nhuận.

Tuy nhiên, loại hình Scalp Trading thườn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Bởi nó yêu cầu một tỷ lệ thắng lớn mới có thể hình thành lợi nhuận. Hay nói cách khác, hoạt động này yêu cầu nhà đầu tư luôn phải tập trung cao độ.

High Frequency Trading

High Frequency Trading còn được biết đến với tên gọi là giao dịch tần suất cao. Loại hình này thường được sử dụng bởi những nhà giao dịch tự doanh. Khi họ có nhu cầu đầu tư với số lượng lớn thông qua những thiết bị giao dịch hiện đại.

Đặc biệt, loại giao dịch này có thể được tổng hợp các thông tin nhanh hơn nếu như đặt lệnh thông thường. Bởi lẽ, chúng khai thác những thuật toán vô cùng phức tạp và hệ thống máy tính cấu hình mạnh.

High Frequency Trading thường được đặt tại những hệ thống giao dịch gần với trung tâm khớp lệnh điện tử của sở giao dịch chứng khoán để tăng khả năng cạnh tranh với những nhà giao dịch khác.

Tiêu chí lựa chọn loại hình Trading là gì?

Để xác định kiểu giao dịch nào phù hợp với mình, bạn có thể cân nhắc những yếu tố sau đây trước khi tham gia vào thị trường:

  • Kích thước tài khoản.
  • Kinh nghiệm giao dịch.
  • Khung thời gian dành cho công việc Trading.
  • Khả năng chấp nhận những rủi ro.

Trên đây là những kiến thức cơ bản về Trading dành cho người mới bắt đầu. Dựa vào đó, bạn có thể dễ dàng lựa chọn phương thức đầu tư hợp lý cho mình. Tai Chinh Plus mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn câu trả lời chính xác nhất về Trading là gì?

Viết một bình luận